Bệnh cúm

Bệnh cúm
Bệnh cúm

Dịch tễ:                       

  • Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm (Haemophilus Influenzae) gây nên gồm 3 typ A, B, C.
  • Virus cúm thường gây thành dịch. Virus cúm B, C thường gây bệnh lẻ tẻ hoặc những vụ dịch nhỏ trong cộng đồng. Tuy nhiên virus cúm A có thể gây ra những vụ dịch lớn hoặc đại dịch trên toàn cầu.
  • Ngoài ra hiện nay hiện tượng virus cúm gây bệnh ở động vật đã vượt qua ranh giới lời và đã gây bệnh ở người( H5N1,H7N9…) Đây sẽ là nguy cơ xảy ra đại dịch mới trên toàn cầu.
  • Dịch thường xảy ra khi thời tiết lạnh, ở Việt Nam ( thuộc vùng nhiệt đới ) dịch có thể xảy ra vào mùa mưa.
  • Đường lây: lây truyền qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho hắt hơi chảy mũi virus cúm sẽ bắn ra ngoài và lây truyền cho người khác.

Triệu chứng bệnh cúm:

Có thể gặp các thể lâm sàng khác nhau từ thể có triệu chứng nhẹ cho đến những bệnh cảnh nặng khác nhau.

Triệu chứng bệnh cúm
Triệu chứng bệnh cúm
Hình ảnh phiếu kết quả xét nghiệm một bệnh nhân bị bệnh cúm
Hình ảnh phiếu kết quả xét nghiệm một bệnh nhân bị bệnh cúm
  • Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1-3 ngày
  • Khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ đến sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, ho khan cơn ngắn không có đờm.
  • Toàn phát với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao liên tục, hắt hơi , chảy mũi , đau rát họng, mắt đỏ, chảy nước mắt, đau đầu thường ở vùng và trên nhãn cầu, đau các bắp cơ toàn thân. Ngoài ra có thể gặp biểu hiện viêm thanh khí quản ( ho khan khàn tiếng), hoặc viêm phế quản, viêm phổi ( ho khạc đờm, khó thở, nghe có rales ở phổi…).Những trường hợp nặng nề hơn có thể gặp suy đa tạng, suy tuần hoàn: nhịp tim nhanh, tím tái, tụt huyết áp, sốc…

Điều trị bệnh cúm:

  • Thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cúm sẽ gây bệnh cảnh nặng nề hơn ở những đối tượng có nguy cơ cao nhử: trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi mạn tính,đái đường, bệnh thận mạn tính…Ở những đối tượng này không chỉ nguy cơ mắc cao hơn mà tỉ lệ tử vong cũng cao hơn nhóm đối tượng khác.
  • Điều trị triệu chứng bằng các thuốc: hạ sốt giảm đau, giảm ho, bù nước điện giải, kháng sinh khi có bội nhiễm.
  • Điều trị đặc hiệu bằng Oseltamivir ( Tamiflu) cho cả 2 loại cúm A và B: ưu tiên cho trẻ em và đối tượng có nguy cơ cao.
  • Các trường hợp bệnh nặng có các biện pháp hồi sức tích cực phù hợp.

Phòng bệnh:

Phòng bệnh cúm rất quan trọng
Phòng bệnh cúm rất quan trọng

Phòng bệnh cúm tại cộng đồng:

Phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm, hạn chế tiếp xúc tránh lây lan. Tránh tụ tập đông đúc trong thời gian dịch bùng phát. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ, súc họng nước muối, nước sát trùng miệng họng…

Phòng bệnh bằng vaccin:

Vaccin cúm hiện nay được điều chế từ virus cúm bất hoạt thuốc các typ virus cúm A, B lưu hành mùa dịch trước. Nên tiêm vaccin trước khi có dịch cúm và duy trì hằng năm để có miễn dịch duy trì. Vaccin ưu tiên ở nhóm đối tượng > 6 tháng tuổi, có nguy cơ mắc biến chứng nặng khi mắc cúm như: người già, đặc biệt những người ở viện dưỡng lão. Người có các bệnh lý mạn tính về hô hấp, tim mạch, đái đường, bệnh thận, bệnh lý suy giảm miễn dịch…, phụ nữ có thai ở thai kì thứ 2, 3 trong mùa dịch cúm.

Ngoài ra cần tiêm phòng cho những nhân viên y tế làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 

Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tel: 1800.888.989

BS CKI Đặng Thị Thu Phương  

Khoa Bệnh nhiệt đới – BVĐK tỉnh Phú Thọ

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật