5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ

Đục thủy tinh thể là biểu hiện mất tính trong suốt thường có của thủy tinh thể, là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở Việt Nam (mù do thủy tinh thể chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù). Điều quan trọng là nguyên nhân mù do thủy tinh thể hoàn toàn có thể điều trị được bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ - địa chỉ uy tín hàng đầu điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ – địa chỉ uy tín hàng đầu

điều trị bệnh đục thủy tinh thể

  1. Các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể ở người có tuổi

+ Đái tháo đường: tỷ lệ đục thủy tinh thể ở người đái tháo đường cao gấp 3 đến 4 lần bình thường.

+ Hút thuốc: tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

+ Tiếp xúc ánh sáng mặt trời: tiếp xúc càng lâu với ánh sáng mặt trời mạnh càng tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

+ Uống rượu.

+ Sử dụng aspirin hay các thuốc giảm đau chống viêm khác.

+ Gen di truyền: gây đục thủy tinh thể bẩm sinh.

  1. Các triệu chứng thường gặp khi bị đục thủy tinh thể

Các hình thái bệnh đục thủy tinh thể

Các hình thái bệnh đục thủy tinh thể

Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn sớm: xuất hiện những biểu hiện như mờ mắt, khó khăn khi lái xe vào ban đêm, cảm giác như có màng che….
  • Giai đoạn muộn: biểu hiện bệnh sẽ rõ rệt hơn sẽ xuất hiện như màu sắc thủy tinh thể thay đổi, nhìn thấy chấm đen trước mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng, giảm nhận thức về màu sắc, song thị (nhìn đôi)…

Bệnh chuyển biến từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn thường kéo dài khá lâu, nếu không chú ý sẽ dễ lầm tưởng với các bệnh lý thông thường. Vì các triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua nên khi bệnh chuyển biến nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

  1. Các biến chứng của đục thủy tinh thể

Khi mắc đục thủy tinh thể có thể gây thay đổi khúc xạ như: gây cận thị hóa, gây viêm màng bồ đào hay nguy hiểm hơn có thể gây bệnh Glocom hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống (cườm nước) có thể gây mất thị lực không hồi phục cho bệnh nhân.

  1. Cách phòng ngừa, kiểm soát và làm chậm quá trình đục thủy tinh thể

+ Kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân là cách tốt nhất giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể (ví dụ như kiểm soát tốt đường huyết, …)

+ Hạn chế dùng các thuốc gây đục thủy tinh thể (thuốc giảm đau steroid)

+ Không sử dụng rượu, thuốc lá, …

+ Có chế độ ăn hợp lý: bổ sung vi chất, chế độ ăn có nhiều Vitamin C và E có thể làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.

  1. Điều trị đục thủy tinh thể

+ Điều trị nội khoa: bằng các thuốc nhỏ mắt, thuốc uống chống oxy hóa, làm chậm quá trình đục thủy tinh thể, tuy nhiên phương pháp này không giải quyết triệt để bệnh lý này.

+ Điều trị bằng phẫu thuật: khi người bệnh nhìn mờ nhiều, cảm giác khó chịu khi nhìn ra nắng hoặc khi thủy tinh thể có nguy cơ biến chứng, cần can thiệp phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Bệnh lý đục thủy tinh thể hiện nay được điều trị bằng phương pháp rất phổ biến: phẫu thuật Phaco, đây là phương pháp phẫu thuật tiên tiến giúp bệnh nhân phục hồi thị lực cao và nhanh chóng.

Phẫu thuật Phaco – phương pháp điều trị tối ưu bệnh đục thủy tinh thể

Phẫu thuật Phaco – phương pháp điều trị tối ưu bệnh đục thủy tinh thể

Hiện phẫu thuật Phaco là một trong những phẫu thuật đang được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, thiết bị y tế hiện đại mang lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh nhân. Đặc biệt, với đối tượng nguời cao tuổi và người mắc bệnh nền nên thăm khám mắt định kì để được khám, tư vấn và chỉ định phẫu thuật kịp thời.

BS.CKII LÊ VĂN LỮCHUYÊN KHOA MẮT , BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện