Bệnh loãng xương – Triệu chứng và cách phòng tránh

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn  đến tổn thương về độ chắc của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng (mật độ khoáng chất của xương, khối lượng xương) và chất lượng của xương (thể tích xương, vi cấu trúc của xương, chu chuyển xương).

Triệu chứng của bệnh loãng xương
Triệu chứng của bệnh loãng xương

Phân loại loãng xương

Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát)

Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gẫy xương hay lún xẹp các đốt sống.

Đặc điểm: Tăng quá trình huỷ xương, giảm quá trình tạo xương.

Nguyên nhân: Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá, sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế, sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam).

Loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ  do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh.

Đặc điểm: Tăng quá trình huỷ xương, quá trình tạo xương bình thường.

Loãng xương thứ phát

Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:

Những người kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D…

Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.

Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.

Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.

Người bị mắc một số bệnh như: Thiểu năng các tuyến sinh dục, bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein… ), bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày , các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.

Người phải sử dụng một số loại thuốc trong dài hạn như: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid.

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Người bệnh loãng xương bị đau dọc xương cẳng chân
Người bệnh loãng xương bị đau dọc xương cẳng chân

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. Một số triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết:

Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.

Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.

Một số triệu chứng không đặc hiệu như đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống.

Gãy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Cách phòng bệnh loãng xương

Cần cung cấp đầy đủ calci, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể  trong suốt cuộc đời, theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.

Duy trì chế độ vận động thường xuyên giúp dự trữ calci cho xương, tăng sự khéo léo, sức mạnh cơ, sự cân bằng để giảm khả năng té ngã và gẫy xương.

Hạn chế một số thói quen: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, ít vận động…

Khi bệnh nhân có nguy cơ loãng xương (BMD từ -1,5 đến – 2,4 SD), nhưng lại có nhiều yếu tố nguy cơ: phải dùng corticosteroid để điều trị bệnh nền, tiền sử gia đình có gẫy xương do loãng xương, nguy cơ té ngã cao…, bisphosphonates có thể được chỉ định để phòng ngừa loãng xương.

Người mắc bệnh loãng xương nên đi khám ở đâu?

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh loãng xương, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để được khám và điều trị đúng, giúp xương chắc khỏe, tránh các biến chứng không mong muốn.

Tại Phú Thọ, người dân có thể đến khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được khám và điều trị.

Người bệnh được thăm khám tại Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp BVĐK tỉnh Phú Thọ
Người bệnh được thăm khám tại Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp BVĐK tỉnh Phú Thọ

Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp khám và điều trị bệnh loãng xương bằng các thuốc truyền tĩnh mạch, thuốc uống có hiệu quả cao và các bệnh thần kinh – cơ xương khớp khác như:

Điều trị các bệnh lý chuyên ngành Thần kinh: Hội chứng cổ vai tay – Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hội chứng thắt lưng hông – Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Hội chứng ống cổ tay, Đau dây thần kinh chẩm, Liệt dây thần kinh mặt, Đau nửa đầu, Hội chứng tiền đình, Thiểu năng tuần hoàn não, Động kinh, Parkinson, Suy nhược thần kinh, Xơ cột bên teo cơ, Viêm tủy cấp, Viêm tủy xám mạn tính, Bệnh Wilson, Xơ não tủy rải rác, Bệnh đa dây thần kinh, Viêm đa rễ dây thần kinh, Bệnh nhược cơ,…

Điều trị các bệnh lý chuyên ngành Cơ xương khớp:

Nhóm các bệnh khớp thoái hóa: Thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng, khớp

Các bệnh khớp viêm, các bệnh lý mô liên kết hỗn hợp: Viêm khớp dạng thấp, Viêm cột sống dính khớp, Lupus ban đỏ, Gút…

Các bệnh xương khớp khác: Loãng xương, hoại tử chỏm xương đùi, viêm da cơ, viêm đa cơ…

Các bệnh lý gân dây chằng: Viêm gân gấp các ngón, Viêm gân gan chân, Viêm gân gót, Viêm quanh khớp vai,…

Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp có hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp phát hiện và điều trị đúng các bệnh về cơ xương khớp như:

Máy đo điện cơ natus: giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý, tổn thương thần kinh, cơ.

Máy siêu âm điều trị, máy sóng ngắn điều trị, máy điện xung điều trị, máy điện phân, đèn hồng ngoại…

Máy siêu âm màu 4D giúp chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp và làm các thủ thuật tiêm khớp, tiêm ngoài màng cứng.. dưới hướng dẫn của siêu âm.

Máy ly tâm HETTICH giúp tách huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị các bệnh lý xương khớp.

Người dân có nhu cầu khám, điều trị bệnh loãng xương và các bệnh lý về cơ xương khớp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, có thể liên hệ bằng 1 trong những cách sau:

– Liên hệ qua tổng đài Chăm sóc khách hàng miễn phí: 1800.888.989

– Hoặc nhắn tin tới Website: benhviendakhoatinhphutho.vn

– Nhắn tin tới Fanpage, Zalo: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện