Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa

Bệnh sỏi thận

Đau lưng có thể là một dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh có nhiều nguyên nhân hình thành và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang.

Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Theo bác sĩ Brian Norouzi tại bệnh viện St. Joseph Hospital (Orange, California, Mỹ) thì nguyên nhân gây sỏi thận gồm:

  • Uống không đủ nước dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
  • Dị dạng bẩm sinh hoặc nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
  • Người bệnh bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
  • Nằm một chỗ trong thời gian dài.
  • Nhiễm trùng vùng sinh dục không được điều trị dứt điểm.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều oxalat, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylin, vitamin D, vitamin C…

Bệnh sỏi thận

Triệu chứng bệnh sỏi thận

  • Đau lưng hoặc đau bụng
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu ra máu
  • Tiểu tiện nhỏ giọt thường xuyên
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Dây thần kinh trong thận và ruột có liên quan tới nhau. Khi sỏi gây tắc nghẽn ở thận có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và ói mửa.
  • Sốt và cảm giác ớn lạnh
  • Sỏi thận khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới tình trạng sốt và ớn lạnh.

Khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Sỏi thận

  • Người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, uống ít nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.
  • Người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường.
  • Người đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận
  • Người có tiền sử bị sỏi thận

Bệnh sỏi thận

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại, thải sỏi ra ngoài.

Trong trường hợp, sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn như: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

Các phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, người dân nên:

  • Uống nhiều nước
  • Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat
  • Giảm lượng muối ăn hàng ngày
  • Cắt giảm lượng caffeine
  • Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá
  • Giảm cân an toàn khi cần thiết để giữ sức khỏe

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện