Bị lõm ngực bẩm sinh, chàng trai Yên Bái đã lấy lại sự tự tin nhờ kỹ thuật thường quy tại BVĐK tỉnh Phú Thọ

Trước đây, gia đình đã tìm hiểu và biết rằng tình trạng bệnh của H có thể chữa được bằng phương pháp phẫu thuật nhưng do kinh phí lớn, lại phải thực hiện ở bệnh viện tuyến trung ương nên H đã phải chấp nhận sống chung với tình trạng lõm ngực.

Tuy nhiên, theo thời gian vết lõm ngày càng to và sâu, tình trạng tức ngực, khó thở khiến H không thể làm các công việc nặng. Qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, được biết Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã thực hiện thường quy các phẫu thuật nâng xương ức thành công cho rất nhiều người bệnh bị lõm ngực bẩm sinh với chi phí hợp lý nên H đã quyết định đến đây thăm khám và điều trị.

Hình ảnh phim chụp của người bệnh lõm ngực trước và sau phẫu thuật
Hình ảnh phim chụp của người bệnh lõm ngực trước và sau phẫu thuật

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, qua thăm khám và thực hiện chụp cắt lớp vi tính, người bệnh H được chẩn đoán lõm lồng ngực bẩm sinh. Mức độ lõm nhiều với chỉ số Haller: 4.2 (Bình thường là 2.5) và dài toàn bộ chiều dài xương ức. Các cơ quan khác trong lồng ngực chưa phát hiện gì bất thường. Người bệnh đã được chỉ định phẫu thuật nâng xương ức bằng phương pháp Nuss.

Vì người bệnh H bị lõm ngực mức độ nhiều, chỉ số Haller cao nên ê kip phẫu thuật của Khoa Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực đã phải đặt 2 thanh nâng ngực, đảm bảo xương ức được nâng lên và hình dạng lồng ngực tương đối phẳng.

Mặc dù phải đặt 2 thanh nâng ngực nhưng với kinh nghiệm trong nhiều năm thực hiện thường quy kỹ thuật này nên ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi và thành công.

Hình ảnh ngực của người bệnh trước và sau phẫu thuật
Hình ảnh ngực của người bệnh trước và sau phẫu thuật

Ngay sau phẫu thuật 1 ngày, người bệnh H đã ngồi dậy được. Sau phẫu thuật 6 ngày người bệnh ổn định, ngực phẳng, lồng ngực cân đối và chuẩn bị được ra viện. Người bệnh đã không còn mặc cảm và trở lên tự tin hơn về ngoại hình và sức khỏe của mình.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh
Người bệnh ổn định sau 6 ngày phẫu thuật
Người bệnh ổn định sau 6 ngày phẫu thuật

Bác sĩ CKII Hán Văn Hòa – Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực cho biết:

Lõm ngực hay lõm xương ức là 1 dị dạng bẩm sinh. Bệnh vừa gây tự ti cho người bệnh vừa gây chèn ép tim, phổi, gây đau ngực khi gắng sức, vì vậy người bệnh cần được khám và điều trị sớm.

Phẫu thuật Nuss có nội soi chỉnh hình lõm ngực bẩm sinh là phẫu thuật ít xâm lấn, ít mất máu và thời gian phục hồi sớm. Các bác sĩ sẽ rạch vết mổ nhỏ ở 2 bên thành ngực. Một thanh nâng ngực (bằng kim loại thường là Titan) được luồn đặt vào mặt sau xương ức bị lõm để nâng xương ức lên. Trong một số trường hợp lõm ngực nhiều, trẻ cần sử dụng nhiều thanh nâng ngực hơn. Sau khoảng 2.5 đến 3 năm thì có thể tháo bỏ thanh nâng ngực.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thường xuyên phẫu thuật đặt 1 thanh nâng ngực rất hiệu quả. Tuy nhiên trường hợp người bệnh H là lõm ngực nhiều, dài, bắt buộc phải đặt 2 thanh nâng ngực. Phẫu thuật được thực hiện qua nội soi nên sẽ quan sát và kiểm soát rất tốt các nguy cơ chảy máu và tổn thương tim, phổi.

Kỹ thuật phẫu thuật nâng xương ức bằng phương pháp Nuss đã được Khoa Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thực hiện thường quy trong nhiều năm nay, điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh, trong đó có những người bệnh ở rất xa như Quảng Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc… đến điều trị. Sau phẫu thuật 100% người bệnh đều khỏe mạnh, tự tin hơn trong cuộc sống.

Khoa Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ – Hotline: 0210 651 7666

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của BSNT Dương Xuân Phương – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực và BSCKII Hán Văn Hòa – Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện