Can thiệp đột quỵ do tắc động mạch cảnh kịp thời, cụ ông 63 tuổi bình phục không để lại di chứng

Đột quỵ do tắc động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong và thương tật hàng đầu ở bệnh nhân đột quỵ não. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường mà không có bất kì di chứng nào nếu như được cấp cứu, xử trí kịp thời.

Vừa qua, Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân Phạm Đức B (63 tuổi, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ) vào 00h34 ngày 29/9 từ tuyến huyện.

15102020 dot quy 1

Người bệnh Phạm Đức B có thể cử động tay chân bình thường
trong niềm vui của người thân

Người bệnh B có tiền sử tăng huyết áp duy trì thuốc không thường xuyên, khoảng 19h ngày 28/9, người bệnh tự nhiên xuất hiện yếu 1/2 người phải kèm theo nói ngọng, nói khó, méo miệng. Tình trạng nhập viện: người bệnh tỉnh, tiếp xúc được, da sạm, niêm mạc hồng nhạt, sao mạch nhiều ở cổ, đồng tử hai bên đều, liệt 1/2 người, liệt mặt TW phải.

15102020 dot quy 2

Các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ hội chẩn ca bệnh
với sự hỗ trợ của Trí tuệ nhân tạo RAPID

Sau khi được chỉ định chụp cắt lớp vi tính mạch máu não 64 – 128 dãy phát hiện tình trạng nhồi máu não bán cầu trái do tắc gốc cảnh trong vào giờ thứ 5,5 trên nền tăng huyết áp. Nhờ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo RAPID đã phân tích rõ được hình ảnh tổn thương trên não người bệnh, xác định được vị trí tổn thương, vùng não chết và vùng não còn khả năng cứu được, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định can thiệp cấp cứu cho người bệnh.

Với sự nỗ lực của kíp can thiệp sau gần 2h đồng hồ, người bệnh được lấy huyết khối, mạch não được tái thông hoàn toàn. Sau can thiệp người bệnh hết liệt, cử động tay, chân bình thường.

15102020 dot quy 3

Người bệnh B được PGS. TS Nguyễn Minh Hiện – Chủ tịch Hội Đột quỵ miền Bắc thăm khám sau khi can thiệp tại Trung tâm Đột quỵ

          Trao đổi về thành công này, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Quang Ân – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ cho biết: Tắc động mạch cảnh là một thách thức rất lớn đối với các bác sĩ chuyên ngành đột quỵ. Ngay cả ở những bệnh viện có khả năng sử dụng phương pháp tiêu sợi huyết thì tỷ lệ tái thông bằng thuốc cũng vô cùng thấp. Người bệnh thường tử vong tại viện hoặc hoặc tử vong sau 90 ngày.

Nhờ sự phát triển của Y học hiện đại, Can thiệp mạch máu thần kinh đã giúp các bác sĩ tái thông được động mạch cảnh bị tắc từ đó giúp cho người bệnh có cơ hội được sống, được phục hồi tàn tật sau đột quỵ. Từ năm 2016, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã thực hiện thành công kỹ thuật này, từ đó đến nay, bệnh viện vẫn là địa chỉ duy nhất của Khu vực Vùng núi phía Bắc triển khai kỹ thuật can thiệp và cứu sống được rất nhiều người bệnh đột quỵ não do tắc động mạch cảnh.

TS. BS Nguyễn Quang Ân nhấn mạnh, ngoài khung giờ vàng để can thiệp mạch thì hai tuần đầu tiên cũng được xem là khoảng thời gian quý giá để các bác sĩ Phục hồi chức năng cho những người bệnh tắc động mạch cảnh đến muộn.

Huy Quang – Quang Ân

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện