Đột quỵ chảy máu thân não – Có đáng sợ không?

Đột quỵ chảy máu não mà đặc biệt chảy máu thân não là thể đột quỵ nặng nề nhất với nguy cơ tử vong và tàn phế cao nhất trong đột quỵ não. Là “ác mộng” không chỉ với người bệnh mà còn với bác sĩ điều trị.

Tuy nhiên tại Trung tâm Đột quỵ. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ – Chảy máu thân não đã không còn “ đáng sợ”, nhiều người bệnh đã thoát cửa tử và hồi phục thật ngoạn mục

Cuối tháng 02/2022, chú T.N.T (59 tuổi, Sông Lô, Vĩnh Phúc) đột ngột có biểu hiện đau đầu dữ dội, tê liệt nửa người phải và nói khó. Bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tại đây người bệnh được các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ chẩn đoán chảy máu cầu não, Chung Park 1 (Dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não, phân loại chảy máu cầu não thành 4 loại theo Chung CS và Park, loại 1 là nặng nề nhất, tỷ lệ tử vong lên đến 92-93%) . Trên nền người bệnh tăng huyết áp và đặt stent động mạch vành hy vọng rất thấp.

Chụp cắt lớp vi tính ngày 22/02: Hình ảnh chảy máu cầu não, Chung Park 1
Chụp cắt lớp vi tính ngày 22/02: Hình ảnh chảy máu cầu não, Chung Park 1

Với quan điểm Hồi sức tối đa dù hy vọng là rất thấp, đội ngũ cấp cứu Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ tích cực hồi sức từng ngày từng giờ, nhờ đó bệnh nhân qua được “cửa tử” nhưng còn đối diện với những tổn thương thứ phát như viêm phổi do liệt hầu họng, loét tỳ đè, tổn thương khớp, cứng khớp do mất vận động nửa người bên phải và Phục hồi chức năng đột quỵ lại tiếp tục tăng cường tối đa.

Bệnh nhân chảy máu não

Bệnh nhân thở máy qua ống nội khí quản

Sau 50 ngày chạy đua với thời gian người bệnh được rút canuyn mở khí quản, sonde dạ dày… Người bệnh nói được tuy câu từ còn chưa mạch lạc.

Sự hồi phục kì diệu của người bệnh vượt cả sự mong đợi của bác sĩ và gia đình. Con gái người bệnh T.N.T xúc động chia sẻ: “Ngay sau khi bị bệnh, bố tôi rơi vào tình trạng hôn mê sâu khiến cả gia đình lo lắng không yên. Được sự quan tâm, động viên và tận tâm từ Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ gia đình tôi rất tin tưởng điều trị. Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành tới các bác sĩ”.

d206a269ea352b6b7224

Hình ảnh người bệnh ra viện ngày 22/4 bên cạnh gia đình

Bác sĩ Lưu Văn Thìn cũng chia sẻ thêm: “Sau giai đoạn cấp cứu, người bệnh còn liệt nửa người phải cơ lực 4/5, dự kiến khoảng 1 tháng sau bệnh nhân có thể tự đi lại được, việc chăm sóc vật lý trị liệu sẽ vẫn được tiếp tục để phục hồi chức năng vận động”.

Chảy máu não chiếm đến 20% số ca đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Triệu chứng báo trước của bệnh có thể là: Tê hay liệt cơ mặt, cánh tay hay chân đối với một bên cơ thể, đau đầu dữ dội kèm chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn mửa và mất ý thức….

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dù chỉ thoáng qua. Người bệnh hãy đến các cơ sở có khả năng chẩn đoán và điều trị Đột quỵ càng sớm càng tốt.

Hoặc liên hệ với Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ (SĐT: 0210. 655 2288) để được hỗ trợ và cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ Lưu Thìn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện