EMCO – Kỹ thuật tim phổi nhân tạo chỉ được triển khai ở những Bệnh viện hàng đầu

ECMO là phương pháp hiện đại, phức tạp chỉ được thực hiện tại các Trung tâm hồi sức lớn, cần một đội ngũ gồm bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo bài bản để vận hành được bộ máy phức tạp này. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai được kỹ thuật này ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

1. ECMO là gì?

Kỹ thuật ECMO – Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation) là phương pháp điều trị hỗ trợ thay thế chức năng tim hoặc phổi khi cả hai đều tổn thương nặng không thể hoạt động bình thường, cũng như các biện pháp điều trị hỗ trợ khác không thể đảm bảo duy trì sự sống cho người bệnh. Đây là phương pháp giúp thay thế tim hoặc phổi trong thời gian ngắn, chờ đợi các cơ quan này hồi phục.

ECMO là phương pháp hiện đại, phức tạp chỉ được thực hiện tại các Trung tâm hồi sức lớn, cần một đội ngũ gồm bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo bài bản để vận hành được bộ máy phức tạp này.

f7515fcd702eb570ec3f

2. Có những phương pháp ECMO nào?

ECMO sử dụng hệ thống cannula lấy máu tĩnh mạch đưa ra ngoài cơ thể sau đó trao đổi khí CO2 lấy oxy qua màng nhân tạo để đưa trở lại cơ thể. Dựa trên máu giàu oxy trở về động mạch hay tĩnh mạch mà chia thành 2 loại ECMO: ECMO tĩnh mạch – động mạch và ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch.

  • ECMO tĩnh mạch – động mạch: Trong phương pháp này máu từ tĩnh mạch lớn, qua bơm ly tâm, màng trao đổi oxy, thải CO2, sau đó máu giàu oxy trở về động mạch lớn, đồng thời tạo ra áp lực giúp duy trì huyết áp của người bệnh. Kỹ thuật này thường được áp dụng khi người bệnh có tim hoặc cả tim và phổi bị tổn thương nặng không thể duy trì được huyết áp tưới máu mô.
  • ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch: Trong phương pháp này máu từ tĩnh mạch lớn, qua bơm trao đổi oxy, thải CO2, máu giàu oxy trở về tĩnh mạch. Một ống thông hai đầu được đưa vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới rút máu ra và đưa máu trở lại tâm nhĩ phải sau khi được thêm oxy. Kỹ thuật này được áp dụng khi người bệnh có tổn thương phổi nặng, không đáp ứng với điều trị thường quy như thở máy.

Capture1 1

3. Chỉ định và chống chỉ định của ECMO

Kỹ thuật ECMO giúp hỗ trợ tim, phổi cho những người bệnh nguy kịch mà các biện pháp thường quy đã được thực hiện tối ưu. Mặc dù ECMO không chữa lành nhưng giúp người bệnh vượt qua nguy kịch, kết hợp điều trị nguyên nhân chờ thời gian bộ nhân hồi phục hay chờ thời gian được ghép tim/phổi, giảm bớt hỗ trợ các thuốc trợ tim, vận mạch cũng như giảm tổn thương phổi liên quan do thở máy.

2 2

Người bệnh trẻ tuổi, tiền sử khỏe mạnh gặp tình trạng bệnh lý cấp tính, nguy kịch thường được áp dụng kỹ thuật này. Do vậy, ECMO thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Suy hô hấp không đáp ứng với thở máy
  • Ngừng tim, rối loạn nhịp không đáp ứng điều trị
  • Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim
  • Viêm cơ tim cấp
  • Tắc động mạch phổi nguy kịch
  • Sốc phản vệ nguy kịch không đáp ứng điều trị thường quy
  • Chờ ghép tim, phổi

ECMO cũng không được chỉ định hoặc chống chỉ định tương đối trong các trường hợp sau:

  • Tuổi cao
  • Nhiều bệnh lý nền nặng, ung thư giai đoạn cuối
  • Tổn thương não không hồi phục
  • Rối loạn đông máu nặng hoặc chống chỉ định dùng thuốc chống đông

ECMO là biện pháp hỗ trợ tim, phổi hiện đại cứu sống nhiều người bệnh nặng, nguy kịch. ECMO không điều trị bệnh lý mà hỗ trợ người bệnh trong khi bác sĩ điều trị bệnh lý, chờ người bệnh hồi phục hoặc chờ cơ quan cấy ghép. Do vậy ECMO có thể được sử dụng trong thời gian từ vài giờ, vài ngày đến vài tuần cho đến khi tình trạng bệnh lý nền cơ bản được giải quyết và người bệnh sẽ được cai ECMO sớm nhất có thể.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại làm chủ kỹ thuật ECMO giúp cứu sống những người bệnh tổn thương tim, phổi nặng nguy kịch góp phần nâng cao chất lượng điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện