Gãy xương cẳng tay – 4 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau bó bột

Gãy xương cẳng tay là loại gãy thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt

Gãy thân xương trụ kèm trật khớp quay trụ trên thường gọi là gãy Monteggia hoặc gãy thân xương quay kèm trật khớp quay trụ dưới gọi là gãy Galleazzi.

Có thể gãy thân xương quay hoặc gãy thân xương trụ đơn thuần,

Cơ chế chấn thương do trực tiếp vào hoặc gián tiếp qua cổ tay.

Chăm sóc người bệnh sau bó bột gãy xương cẳng tay
Chăm sóc người bệnh sau bó bột gãy xương cẳng tay

Chẩn đoán người bệnh gãy xương cẳng tay

Thường được dựa vào lâm sàng và X-quang thường quy

Một số biến chứng: tổn thương mạch máu thần kinh. Thường do gãy hở hoặc vết thương hở nặng. Hội chứng chèn ép khoang cẳng tay do gãy xương và chấn thương phần mềm nặng.

Điều trị người bệnh gãy xương cẳng tay

* Điều trị bảo tồn: nắn chỉnh bó bột cánh cẳng bàn tay. Chỉ định gãy đơn giản, gãy cài, gãy ở người già, người chống chỉ định.

* Điều trị phẫu thuật: đa số gãy xương cẳng tay được chỉ định mổ hoặc điều trị bảo tồn thất bại.

Hình ảnh trước bó bột gãy xương cẳng tay
Hình ảnh trước bó bột gãy xương cẳng tay

Lưu ý sau bó bột gãy xương cẳng tay

Sau bó bột 24-72 giờ đầu, người bệnh cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, cần có biện pháp xử trí kịp thời tránh gây hiện tượng chèn ép bột. Vì vậy, để giảm triệu chứng sưng nề trong 24-72 giờ đầu cần thực hiện những lưu ý sau:

  • Kê cao chi trong 24-72 giờ đầu để máu trở về tim được dễ dàng. Chi bó bột kê cao hơn mức tim.
  • Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột.
  • Chườm đá: Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.
  • Nếu người bệnh thấy các biểu hiện sau đây thì đến bệnh viện khám ngay: đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi; tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay (đầu chi); đau rát bỏng hoặc như kim châm; đầu chi sưng nhiều; mất vận động chủ động đầu chi.
Hình ảnh sau bó bột gãy xương cẳng tay
Hình ảnh sau bó bột gãy xương cẳng tay

Chăm sóc người bệnh sau bó bột gãy xương cẳng tay

Người bệnh sau bó bột được nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

Nếu bột chặt gây chèn ép mạch máu, thần kinh, nhân viên y tế cần nới bột và theo dõi thêm sau bó bột

Nếu bột gãy, vỡ phải thay bột

Không được dùng que chọc vào trong bột gây xước da nhiễm trùng. Tránh làm ướt bột.

Sau 7-10 ngày khi chi hết sưng nề, bó bột tròn kín

Sau bó bột, người bệnh được hướng dẫn tập vận động trong bột

Gác cao tay giảm đau, sưng nề

Hướng dẫn người bệnh ăn chế độ ăn bồi dưỡng nâng cao thể trạng

Nếu có vết thương thấm dịch, mùi hôi cần được chăm sóc, thay băng vết thương

Người bệnh không được tự ý tháo bột, phải giữ bột đủ thời gian theo quy định

Sau 4-6 tuần, người bệnh được chỉ định chụp X-quang kiểm tra mức độ liền xương để có chỉ định tháo bột

Sau tháo bột hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng.

Ca bệnh lâm sàng

Người bệnh nữ 58 tuổi

Vào viện: 10h30 ngày 20/8/2022

Chẩn đoán: Gãy 1/3 dưới cẳng tay phải do ngã

Chỉ định: bó bột rạch dọc cánh cẳng bàn tay phải

Sau bó bột người bệnh được theo dõi, hướng dẫn tập vận động trong bột

Hẹn bó tròn kín sau 7 ngày

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Khoa Chấn thương 2

Hotline: 1800.888.989

ĐDCKI. Phan Thị Kiều Oanh – Khoa Chấn thương II

Nguồn tham khảo: Ulna and Radius Fractures (Forearm Fractures)

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện