Hiểu biết tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mạn tính, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý xương khớp hiện nay, gây đau đớn kéo dài, giảm và mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Phẫu thuật thay khớp gối được ứng dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được coi là giải pháp điều trị tiên tiến, tối ưu dành cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thể nặng( độ3,4)TONG QUAN VE THOAI HOA KHOP GOI

Tổng quan về khớp gối

Khớp gối có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của con người, gánh toàn bộ cơ thể và vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa khớp gối là quá trình hủy hoại, bào mòn sụn và xương dưới sụn của khớp, gây nên những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng can xi và các gai xương, dẫn đến các biến dạng khớp, làm hư khớp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối như tuổi cao, viêm khớp, chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, béo phì, vận động gắng sức, chế độ ăn uống thiếu khoa học…Người cao tuổi, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mặc bệnh thoái hóa khớp gối cao. Thoái hóa khớp gối gây đau kéo dài, làm biến dạng khớp gối,  giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được điều trịdứt điểm sẽ dẫn đến teo cơ, tràn dịch khớp tái diễn, mất khả năng vận động, tàn phế và thậm chí phải ngồi xe lăn.

Hình ảnh minh họa khớp gối bình thường ( trái) và khớp gối thoái hóa ( phải )
                 Hình ảnh minh họa khớp gối bình thường ( trái) và khớp gối thoái hóa ( phải )

Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối

cac giai doan thoai hoa khop goi
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối
  • Giai đoạn 1: là giai đoạn nhẹ. Giai đoạn này điều trị bằng phương pháp tập vật lý trị liệu, thuốc giảm đau như acetaminophen
  • Giai đoạn 2 và 3 là giai đoạn trung bình, các tổn thương khớp có thể nhìn thấy trên phim Xquang. Giai đoạn 2 và 3 có thể điều trị bằng phương pháp can thiệp thớp như tiêm chất nhờn, Acid Hyaluronic (HA) hoặc huyết tương giảm tiểu cầu (PRP), giúp phục hồi bề mặt của sụn khớp
  • Giai đoạn 4 là giai đoạn rất nặng, làm biến dạng trục chi, khiến việc đi lại khó khăn, đau khi đi lại. Giai đoạn này điều trị phục hồi trục chi, phục hồi bề mặt sụn khớp. Thông thường, bệnh nhân ở giai đoạn này thường phải phẫu thuật nội soi như ghép sụn, thay sụn. Thay sụn khớp gối là phương pháp điều trị cuối cùng.

Thay khớp gối nhân tạo thường sẽ áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp độ 3 và 4, tức là sụn khớp đã tổn thương rất nặng, thay đổi trục của chi. Thay đổi trục chi nghĩa là bệnh nhân đi lại có tiếng lạo xạo, lụp cụp ở khớp thoái hóa, dáng đi thay đổi, đi lại rất khó khăn.

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Kĩ thuật thay khớp gối – kỹ thuật phức tạp, chuyên sâu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, áp dụng tại một số Bệnh viện tuyến trung như Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện 108…đang là giải pháp điều trị tối ưu dành cho những người bệnh thoái hóa khớp gối thể nặng, lâu năm. Được triển khai từ năm 2016 với hàng chục ca phẫu thuật khớp gối được thực hiện thành công mỗi năm, kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã giúp nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối chấm dứt đau đớn, tái hòa nhập sinh hoạt và lao động thường ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là kỹ thuật cao, hiện đại tuyến trung ương đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm.

Thay khớp gối (hoặc tạo hình khớp gối) có thể được gọi chính xác hơn là “tái tạo bề mặt” khớp gối vì thật sự chỉ có bề mặt của xương được thay thế.

  • Bác sỹ sẽ rạch một đuờng mổ khoảng 12-15cm truớc gối. Hai mặt sụn khớp của lồi cầu đùi và mâm chày được cắt bỏ, thay vào đó là hai thành phần kim loại gắn vào lồi cầu đùi và mâm chày. Các sụn chêm và dây chằng chéo truớc cũng sẽ được bỏ đi, dây chằng chéo sau có thể giữ lại hay bỏ đi tùy loại khớp.
  • Các thành phần kim loại sẽ gắn vào xương và đuợc giữ chặt bằng một lớp xi măng y khoa mỏng. Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm ba thành phần chính là: Phần lồi cầu đùi, phần mâm chày (2 thành phần này làm bằng hợp kim- kim loại), mảnh chèn nằm giữa hai thành phần trên (Insert-làm bằng polyethylen chất luợng cao)
Anh1 1
                                Khớp gối trước và sau thay
  • Chuẩn bị xương:các bề mặt sụn đã tổn thương ở đầu xương đùi và xương chày được loại bỏ cùng với một ít xương dưới sụn;
  • Đặt vật liệu cấy ghép kim loại:sụn và xương đã loại bỏ sẽ được thay thế bằng các thành phần kim loại giúp tái tạo bề mặt khớp. Các thành phần kim loại này có thể được cố định bằng xi măng hoặc “ép chặt” vào xương;
  • Tái tạo bề mặt xương bánh chè:mặt dưới của xương bánh chè được cắt bỏ và tái tạo bằng nút nhựa. Tùy theo từng trường hợp một số bác sĩ phẫu thuật không tái tạo xương bánh chè;
  • Chèn miếng đệm:miếng đệm bằng nhựa y tế được chèn vào giữa các thành phần kim loại giúp tạo bề mặt trơn láng để xương trượt lên nhau.

Sau phẫu thuật 2-3 ngày, bệnh nhân bắt đầu tập đi. Tuy nhiên, khi mới tập đi với khớp nhân tạo, bệnh nhân khá khó khăn. Nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bệnh nhân đi và tập làm quen với khớp gối mới.

Sau khoảng 1-2 tuần, bệnh nhân có thể tự ngồi và tự đi được. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo, bệnh nhân không phải nằm viện lâu, thường sẽ xuất viện sau khoảng 5-7 ngày.

Trường hợp tập vật lý trị liệu tại nhà, bệnh nhân có thể tập những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi. Người sử dụng khớp nhân tạo nên tránh những hoạt động cường độ cao như chạy, leo cầu thang, môn thể thao va chạm mạnh.

 

Bác sĩ CKI Lê Quyết Thắng – Phó trưởng Khoa chấn thương I

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện