Hiệu quả lọc máu hấp phụ trong điều trị cơn nhược cơ cấp

Lọc máu hấp phụ là một trong những phương pháp làm sạch máu (purification). Máu chống đông được rút ra khỏi cơ thể người bệnh, đi qua một hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, được tưới qua một chất hấp phụ ( quả lọc) để loại bỏ các chất độc, thuốc và những chất chuyển hóa có hại và được trả lại cơ thể

Người bệnh Nguyễn Văn S (48 tuổi) ở Hạ Hòa – Phú Thọ được đưa vào Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tỉnh, khó thở, suy hô hấp, nuốt khó, yếu cơ, cơ lực chi trên khoảng 3/5, cơ lực chi dưới 4/5, cơ nâng cổ 1/5, sụp mí mắt 2 bên, thở nhanh, nhịp thở 30 lần/phút.

Theo chia sẻ của người nhà, một tuần trước khi vào viện, người bệnh đã có biểu hiện khó thở, khó nuốt, yếu cơ tứ chi, cơ nâng cổ, nặng mí mắt 2 bên. Tình trạng này kéo dài không giảm nên gia đình cho vào viện kiểm tra.

Người bệnh được các bác sĩ chẩn đoán là theo dõi nhược cơ. Được chỉ định làm test nhược cơ cho kết quả dương tính; Chụp CT lồng ngực theo dõi u tuyến ức; Chụp CHT sọ não chưa phát hiện bất thường; Chọc dịch não tủy kết quả bình thường; Đo điện cơ được chẩn đoán theo dõi nhược cơ; Test nhược cơ dương tính.

Người bệnh được chẩn đoán xác định cơn nhược cơ cấp – u tuyến ức, được các bác sĩ chỉ định lọc máu hấp phụ, loại bỏ các tự kháng thể. Sau 4 lần lọc, người bệnh tỉnh táo, được rút ống nội khí quản, cơ lực: cơ nâng cổ 5/5, chi dưới 5/5. Người bệnh được ra viện và tiếp tục dùng thuốc theo đơn, hẹn khám lại sau 2 tuần xét phẫu thuật u tuyến ức.

Người bệnh được chỉ định lọc máu hấp phụ, loại bỏ các tự kháng thể
Người bệnh được chỉ định lọc máu hấp phụ, loại bỏ các tự kháng thể

 

Người bệnh đã ổn định sau điều trị
Người bệnh đã ổn định sau điều trị

 

Theo ThS.BS.Nguyễn Đức Lịch – Khoa Cấp cứu: Đối với những trường hợp cơn nhược cơ cấp được điều trị bằng lọc máu hấp phụ kết hợp với thuốc kháng cholinesterase và corticosteroid, các thuốc ức chế miễn dịch. Số lần lọc máu hấp phụ 4 – 6 lần tùy tình trạng bệnh. Đối với trường hợp người bệnh S, các bác sĩ kết hợp sử dụng các thuốc trên và lọc máu hấp phụ 4 lần, lọc cách ngày. Người dân khi có các triệu chứng nghi ngờ bị nhược cơ như khó thở, khó nuốt, yếu chân tay cần đến cơ sở y tế khám và điều trị phù hợp.

Nhược cơ hay yếu cơ là bệnh tự miễn của những điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh, đặc trưng bởi yếu cơ có tính chất dao động theo thời điểm trong ngày, buổi sáng khỏe hơn buổi chiều hoặc yếu tăng khi người bệnh hoạt động quá sức và giảm khi nghỉ ngơi. Biểu hiện yếu cơ thường gặp ở cơ mắt (sụp mi), cơ vận nhãn, cơ vùng cổ vai, hông, hoặc cơ hô hấp (thở mệt).

bệnh nhược cơ
bệnh nhược cơ

 

1. Lọc máu hấp phụ là gì?

Lọc máu hấp phụ là một trong những phương pháp làm sạch máu (purification). Máu chống đông được rút ra khỏi cơ thể người bệnh, đi qua một hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, được tưới qua một chất hấp phụ để loại bỏ các chất độc, thuốc và những chất chuyển hóa có hại, sau đó máu được trả lại cơ thể.

2. Sự hấp phụ:

Là một quá trình trong đó các phân tử hoặc các hạt của một chất được thu hút vào

bề mặt của một vật liệu cứng và bị giữ lại đó.

Mức độ hấp phụ tùy theo cấu trúc và diện tích của màng lọc

Khi màng lọc bị các phân tử lấp đầy thì không còn khả năng hấp phụ mà phải thay

quả mới

3. Cơ chế hấp phụ:

Hấp phụ bằng màng lọc là hiện tượng các chất hòa tan bám dính vào màng lọc khi

máu đi qua màng.

Đối với lọc máu hấp phụ Resin hấp phụ qua 3 cơ chế chính:

3.1. Ưa mỡ kỵ nước

3.2. Hiệu ứng sàng phân tử

3.3. Hấp phụ vật lý/ Van der Waals

4. Chỉ định:

Thông thường lọc máu hấp phụ chỉ định trong các trường hợp:

  1. BN sepsis – nhiễm khuẩn nặng, viêm tụy cấp, nhiễm trùng bỏng nặng, ARDS…
  2. Ngộ độc cấp: paraquat, diquat, phospho hữu cơ, hóa chất diệt chuột, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, theophylline, carbamazepine…
  3. Bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh nhân ghép thận, nhược cơ, ban xuất huyết dị ứng, Pemphigus, lupus ban đỏ, lupus do thuốc…
  4. Các biến chứng của bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
  5. Bệnh lý gan mật: tăng bilirubin, tăng dịch mật, bệnh não gan, viêm gan, suy gan….

myasthenia gravis

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện