z6766456259369 6271bcf4ac1d588a0ac8319691d5549d

Khoa Phục hồi chức năng Thần kinh – Đột quỵ là một đơn vị chuyên sâu không thể thiếu trong mô hình điều trị toàn diện, khép kín cho bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Với mục tiêu “Phục hồi sớm – Hòa nhập nhanh – Nâng tầm chất lượng sống”, khoa luôn đồng hành cùng người bệnh từ những ngày đầu nhập viện cho đến khi có thể tự tin trở lại cuộc sống thường nhật.

Chức năng nhiệm vụ của khoa:

  • Thăm khám và đánh giá toàn diện: từ khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức đến các chức năng cao cấp của não bộ.
  • Xây dựng kế hoạch can thiệp cá thể hóa: phù hợp với từng người bệnh, nhằm tối ưu hiệu quả phục hồi.

Lãnh đạo khoa:

  • Trưởng khoa: BSCKI. Vũ Thị Minh Thanh
  • Kỹ thuật viên trưởng khoa: CKI YTCC. Vũ Thị Liên Hương

Khoa có 24 cán bộ nhân viên, trong đó:

  • 7 bác sĩ (3 bác sĩ chuyên khoa I, 2 thạc sĩ, 2 bác sĩ y học cổ truyền)
  • 6 điều dưỡng
  • 11 kỹ thuật viên

Khoa Phục hồi chức năng Thần kinh – Đột quỵ cung cấp nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị đa dạng và chuyên biệt của người bệnh, bao gồm:

  • Vật lý trị liệu
  • Vận động trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Dụng cụ trợ giúp thích nghi
  • Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân thở máy
  • Tiêm Botulinum toxin A vào điểm vận động điều trị co cứng cơ dưới hướng dẫn của siêu âm

Thiết bị vật lý trị liệu – điện trị liệu:

  • Máy điện xung
  • Máy sóng ngắn
  • Máy từ trường trị liệu
  • Máy laser công suất thấp
  • Máy siêu âm điều trị
  • Máy nhiệt trị liệu
  • Máy kéo giãn cột sống cổ – lưng
  • Máy xoa bóp tần số rung

Thiết bị hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng:

  • Robot phục hồi vận động chi trên (robot tập tay)
  • Máy chạy thảm lăn có hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể
  • Xe đạp tập đa năng có trợ lực
  • Thiết bị tập vận động chuyên biệt (thang tập đi, khung tập đứng, ghế tập đa năng…)
  • Hệ thống gương – thanh vịn – bậc lên xuống để tập thăng bằng và di chuyển
  • Máy nén ép trị liệu bằng áp lực hơi
  • Dụng cụ tập hoạt động trị liệu: bàn lăn, gương trị liệu, hộp tập cảm giác,…

Thiết bị hỗ trợ ngôn ngữ – giao tiếp – nhận thức:

  • Thiết bị hỗ trợ tập nói cho người rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ
  • Dụng cụ trị liệu nhận thức, trí nhớ, tập trung
  • Bộ công cụ phục hồi chức năng giao tiếp cá nhân
  • Thiết bị hỗ trợ điều trị rối loạn nuốt (bao gồm cả các dụng cụ mô phỏng và hỗ trợ ăn uống)
  • Máy điều trị rối loạn nuốt Vitalstim

Thiết bị đánh giá chức năng và theo dõi tiến triển:

  • Bảng kiểm đánh giá vận động, thăng bằng, ngôn ngữ, nhận thức
  • Thang điểm chuyên biệt cho phục hồi sau đột quỵ (Barthel Index, FIM, NIHSS, MoCA, Asworth cải biên,…)
  • Thiết bị đo tầm vận động khớp, lực cơ, kiểm tra cảm giác…

Đội ngũ bác sĩ tại khoa

Tin bài Khoa Phục hồi chức năng Thần kinh - Đột quỵ

Trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi

Đột quỵ ở người cao tuổi – Cụ bà 92 tuổi thoát khỏi di chứng của đột quỵ nhờ được can thiệp mạch máu não kịp thời

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công 01 trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi. Đó là cụ bà 92 tuổi bị nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa bên phải giờ thứ 6, đã rối loạn ý thức, khó nói, méo miệng, liệt 1/2 người phải. Người

Xem thêm
ff2

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt và kiểm soát biến chứng rối loạn nuốt trên người bệnh đột quỵ não

Giống như liệt vận động, rối loạn nuốt là 1 trong những triệu chứng rất phổ biến sau đột quỵ não do tình trạng liệt cơ hầu họng gây ra. Nó có thể gây ra những rối loạn phức tạp, những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị chung, cũng như chất lượng cuộc sống của

Xem thêm
Bác sĩ Trung tâm Đột quỵ thăm khám bệnh nhân sau thời gian điều trị ổn định

Bất ngờ bị đột quỵ trên đường đi công tác, người đàn ông may mắn được cấp cứu kịp thời

Đó là trường hợp người bệnh Đ.N.V (61 tuổi, quê ở Ninh Bình) bất ngờ bị đột quỵ trên đường đi công tác từ Ninh Bình đến Hà Giang. Thời điểm khởi phát đột quỵ, bệnh nhân đang ăn cơm trưa, đột ngột xuất hiện méo miệng, nói khó, tay làm rơi đũa, liệt nửa người phải trong khi thời

Xem thêm
PGS. TS Lê Văn Trường - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Hội thảo khoa học “Cập nhật can thiệp lấy huyết khối cơ học trong đột quỵ nhồi máu não cấp”

Ngày 10/11/2023, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công ty Medtronic tổ chức Hội thảo “Cập nhật can thiệp lấy huyết khối cơ học trong đột quỵ nhồi máu não cấp” với thành phần tham gia là những chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực can thiệp mạch máu. ​Tới dự có:

Xem thêm
a1 3

Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ thành công nhờ mô hình tuyên truyền trực tiếp tới người dân nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề. Sự sống của người bệnh đột quỵ đôi khi chỉ tính bằng giây. Người bệnh được cấp cứu muộn, nếu may mắn sống sót thì cũng phải chịu những di chứng lâu dài như sức khỏe suy yếu, tê

Xem thêm