Ngộ độc thực phẩm – 3 điều cần biết tránh để lại hậu quả

  • Ngộ độc thực phẩm là gì?

Mùa hè nóng nực làm cho ngộ độc thực phẩm gia tăng. Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn, là tình trạng người bệnh ăn, uống  phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia…

Ngộ độc thực phẩm là gì? (anh st)
Ngộ độc thực phẩm là gì? (anh st)

Nguyên nhân chính là do thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất hay thức ăn được bảo quản, chế biến, vận chuyển chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2020 cả nước có 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm 870 ngàn người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. Nguyên nhân ngộ độc được xác định chủ yếu do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật ( 33% ), thực phẩm nhiễm hóa chất ( 27% ),  thực phẩm chứa chất độc tự nhiên ( 37,5% ), còn lại là thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu, chất bảo quản,chất phụ gia,…

  • Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Thông thường ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện sau ăn vài phút đến vài giờ hoặc sau ăn 1-2 ngày. Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và chất độc đã ăn vào mà triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện sau đó.

Bạn cần nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi gặp các tình huống sau: cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu, chóng mặt,đau cơ… 

Tiêu chảy có thể thoáng qua rồi tự khỏi, cũng có thể rầm rộ: Đau quặn bụng từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng toàn nước hoặc có nhầy máu mũi, buồn nôn và nôn mửa. Có khi kèm theo sốt cao, rét run, có thể nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi và cơ địa mỗi người. Bệnh thường diễn biến nặng ở người già có bệnh mãn tính ( đái tháo đường, xơ gan, HIV…) và trẻ nhỏ, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (ung thư, dị ứng, xương khớp).

Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hóa hoặc bị mất nước, nhiễm trùng hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng: rối loạn thần kinh ( nhìn mờ, nói khó, co giật…); rối loạn tim mạch ( Tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim )

Hình ảnh 1 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm
Hình ảnh 1 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm
  • Cách xử trí khi có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm:

  • Gây nôn: cho người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi.
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi, bù nước và điện giải: cho người bệnh nằm nghỉ ngơi uống oresol pha đúng hướng dẫn hoặc nước dừa.
  • Theo dõi sát nhịp tim, nhịp thở. Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được hỗ trợ khi có biểu hiện nặng
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời
  • Cách phòng ngừa:

Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cần thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe như trên. 

  • Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
  • Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ.
  • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.
  • Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ.
  • Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
  • Không ăn các món sống: tái, gỏi.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Chọn thực phẩm an toàn để tránh bị ngộ độc thực phẩm
Chọn thực phẩm an toàn để tránh bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm biểu hiện nặng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.  

Khoa Bệnh nhiệt đớiĐịa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy hàng đầu của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh thành khu vực Tây Bắc

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

Khoa Bệnh nhiệt đới

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800 888 989

Nguồn tham khảo: What You Need to Know About Food Poisoning, Its Causes, and Treatments

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện