Phẫu thuật lõm ngực bằng phương pháp Nuss

Lõm ngực là một phần thành ngực (hay gặp nhất là xương ức) lõm xuống với các mức độ khác nhau. Đây là một dị tật bẩm sinh, không gây nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ. Để nhận biết mức độ lõm ngực của trẻ, gia đình có thể thực hiện như sau: đặt 1 cái thước ngang qua vị trí lõm, đo khoảng cách đến xương ức (L). Nếu L > 1,5 cm là lõm, nếu L > 3 cm là lõm nhiều. Tuy nhiên, cách này không chính xác, cần xác định trên phim chụp cắt lớp. Tính chỉ số Haller (Haller index – HI): tỷ lệ giữa bề rộng lồng ngực/ bề sâu nhất từ sau xương ức đến mặt cột sống ngực. Khi HI > 3,2 là lõm xương ức, HI > 6 là rất nặng”.

Tại Đơn vị Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực, một trong những Đơn vị mũi nhọn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật lõm ngực, đem lại hiệu quả điều trị cao. Theo các bác sĩ của Đơn vị Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực: “Chỉ định phẫu thuật được khuyến cáo là có 2 hoặc nhiều hơn các tiêu chí sau: (1) tiến triển lõm ngày càng tăng, (2) Khó thở khi gắng sức mà không có tổn thương tại tim và phổi, (3) Đau ngực tiến triển hoặc khó thở, (4) Đo chức năng hô hấp hạn chế, (5) Chỉ số Haller > 3,25, (6) phẫu thuật cắt hình chêm xương ức thất bại, (7) Chèn ép tim trên siêu âm, (8) so van 2 lá thực thể hoặc cơ năng. Lứa tuổi khuyến cáo phẫu thuật là từ 5 – 18 tuổi. Tuy nhiên, lứa tuổi 6 – 18 tuổi là phù hợp, nếu trên 25 tuổi, mổ không hiệu quả do khung xương cứng chắc”.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở đều mổ lõm ngực theo phương pháp Nuss (đưa thanh kim loại vào mặt sau xương ức, đẩy cả khối xương lên mà không cắt xương ức hình chêm). Phương pháp này hiệu quả và giảm thiểu tổn thương xương. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ phẫu thuật Nuss dưới sự khảo sát máy nội soi, kiểm soát hoàn toàn tim và phổi trong phẫu thuật, hệ số an toàn rất cao. Tai biến phẫu thuật Nuss rất ít, từ 0,2 – 0,3% như tràn khí, tràn máu khoang màng phổi. Tai biến này đều được xử trí triệt để dưới máy nội soi.

E kíp phẫu thuật lõm ngực cho người bệnh
E kíp phẫu thuật lõm ngực cho người bệnh

Biến chứng sau phẫu thuật lõm ngực có nhưng rất ít như: đau sau phẫu thuật (thường 2 đến 3 ngày đầu). Giảm đau liên tục được dùng trên máy PCA rất tốt. Rất ít trường hợp dị ứng thanh kim loại hoặc viêm nhiễm vết mổ. Di lệch thanh cũng đã được báo cáo với tỷ lệ rất hiếm. Từ năm 2016 đến nay, Đơn vị Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực đã phẫu thuật rất nhiều trường hợp nhưng chưa thấy trường hợp nào dị ứng hay đi lệch. Đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao và điều kiện vô khuẩn khắt khe tại Đơn vị nên tai biến, biến chứng rất ít gặp.

Hình ảnh người bệnh trước và sau phẫu thuật lõm ngực
Hình ảnh người bệnh trước và sau phẫu thuật lõm ngực

Để tránh sự tự ti thậm chí ảnh hưởng sức khỏe, thể chất, tâm sinh lý của trẻ, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cho con mình đi khám sớm khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường.Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tụy với người bệnh, được Bệnh viện cử đi đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Cùng với những thế mạnh nổi trội và kỹ thuật tiên tiến, hệ thống trang thiết bị hiện đại Đơn vị Tim mạch – Lồng ngực luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện, áp dụng những kỹ thuật mới, chuyên sâu để đem lại cơ hội điều trị khỏi bệnh, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phẫu thuật lõm ngực – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 

Hotline: 1800.888.989

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện