Quy trình phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật gãy mỏm khuỷu

Gãy mỏm khuỷu là một loại gãy xương nội khớp chiếm tỉ lệ không lớn trong chấn thương, khoảng 5,65% trong tổng số các loại gãy xương nội khớp. Tuy nhiên việc điều trị không tốt sẽ để lại nhiều di chứng như khớp giả, liền lệch, viêm thoái hoá khớp, hạn chế vận động khớp khuỷu.

Mỏm khuỷu tay là vị trí nằm ở đầu trên xương trụ, hình tháp 4 mặt, có 2 mặt trong ngoài, mặt trước khớp với ròng rọc xương cánh tay, mặt trên nhô ra trước như mỏ chim.

Gãy mỏm khuỷu thường biểu hiện trên lâm sàng dưới nhiều hình thái: Gãy kín, gãy hở, gãy mỏm khuỷu kèm theo trật khớp khuỷu, gãy có kèm theo gãy chỏm quay, gãy kèm theo tổn thương dây thần kinh trụ… Mỗi hình thái gãy có những phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc điều trị đều với mục đích chính là tái tạo lại diện khớp một cách hoàn thiện, bảo toàn và phục hồi cơ chế duỗi, cố định vững chắc giúp phục hồi chức năng khớp khuỷu sớm, tránh các biến chứng xảy ra.

1567603187 gay mom khuyu 02

Hình ảnh gãy mỏm khuỷu

Điều dưỡng CKI Nguyễn Thị Ngọc Dung – Khoa Chấn thương II hướng dẫn phương pháp tập phục hồi chức năng cho người bệnh gãy mỏm khuỷu

* Tuần 1: Tập ngay ngày đầu sau mổ trở đi

– Tư thế trị liệu: kê gối dưới cẳng tay khi nằm, khuỷu tay để ở tư thế trung gian.

– Khi đi lại treo tay ở tư thế cơ năng

– Tập co cơ tĩnh tay đau khi để ở tư thế trung gian và khi để tay ở tư thế cơ năng khi đi lại ngày 3 đến 4 lần mỗi lần 30 phút

z3513738274052 da63671fcaaa499815f5b29f41c17bcf

Người bệnh tập động tác co duỗi

– Tập chủ động các động tác chức năng từ nhẹ đến tăng dần như gấp, duỗi, sấp, ngửa cẳng tay, khớp khuỷu. Khớp đốt bàn ngón tay, khớp cổ tay, tập nắm duỗi các ngón tay, cầm nắm bàn tay ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 30 phút

– Tập thụ động hoặc chủ động có trợ giúp tăng dần lên. Bệnh nhân có thể lấy tay lành tập cho tay gãy hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân, nhân viên y tế.

– Tập thụ động khớp khuỷu có trợ giúp của kĩ thuật viên: bệnh nhân nằm ngửa, tay duỗi dọc theo thân, người tập 1 tay giữ chặt cổ tay bên gãy của bệnh nhân, 1 tay đỡ khuỷu từ từ gấp khuỷu tay bệnh nhân lại rồi sau đó đưa về vị trí ban đầu rồi duỗi ra hết tầm

Untitled 1

Động tác sấp ngửa

– Tập sấp ngửa cẳng tay: Bệnh nhân để tay ở tư thế hơi gấp khuỷu, kĩ thuật viên nắm giữa bàn tay bệnh nhân và duỗi thẳng ngón trỏ qua mặt trước cổ tay để giữ cổ tay bệnh nhân thẳng, sau đó xoay ngửa lòng bàn tay bệnh nhân lên rồi xoay sấp lòng bàn tay xuống từ từ tăng dần lực và biên độ.

– Điện trị liệu: Giúp giảm đau, giảm phù nề, cải thiện tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng làm mau liền vết thương, tác dụng với thần kinh làm giảm đau, tăng cường lưu thông máu, phòng viêm tắc tĩnh mạch.

– Siêu âm trị liệu: Tần số 0,2W/cm2 x 2ngày 1 lần x 5phút/lần

– Ánh sáng trị liệu: hồng ngoại 15phút/ 1lần tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn tại chỗ, làm khô vết thương kích thích nhanh liền vết thương

* Tuần 2:

– Tập thụ động khớp khuỷu với sự trợ giúp của kĩ thuật viên

– Tập chủ động các khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp đốt bàn ngón tay.

– Bắt đầu tập có kháng trở tăng dần ở các khớp, kĩ thuật tập tại khớp khuỷu tập giữ nghỉ ngày 1 lần mỗi lần 30 – 60 phút.

– Kết hợp với điện trị liệu, siêu âm và hồng ngoại

– Xoa bóp tại vùng khuỷu, cánh cẳng tay 30 phút/ 1lần x 10 ngày

– Tự sinh hoạt cá nhân bằng tay bên bệnh theo biên độ của khớp như: đánh răng, chải đầu, mặc quần áo.

– Lưu ý: khi tập thụ động 1 tay cố định đầu dưới xương cánh tay và khuỷu tay, một tay cầm 2/3 dưới cẳng tay làm lực từ từ rồi tăng dần, không làm quá mạnh và đột ngột.

* Tuần 3, 4:

– Bài tập như ở tuần 2.

– Lực kháng trở tăng dần, khi tập kĩ thuật giữa nghỉ tại khớp khuỷu.

– Bệnh nhân làm tất cả các động tác sinh hoạt hàng ngày tại tay bệnh.

– Hoạt động trị liệu 60 phút/1 lần/ngày.

– Xoa bóp sâu nhóm cơ khuỷu, cẳng tay 30 phút/ lần.

– Chú ý: đối với cử động sấp ngửa cẳng tay khi tập chủ động cần nhẹ nhàng tăng dần lực và biên độ không được đặt kháng trở lên ổ gãy.

– Khi có hạn chế khớp khuỷu cho làm máng nẹp hỗ trợ ngoài khi tập.

Chương trình tập tại nhà (đối với bệnh nhân không có điều kiện đến phòng tập: Kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn cho người bệnh

Điều dưỡng CKI Nguyễn Thị Ngọc Dung – Khoa Chấn thương II

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện