Tiêm nội nhãn là gì và được chỉ định khi nào?

Tiêm nội nhãn là gì và tiêm nội nhãn có đau không là thắc mắc của nhiều người mắc bệnh lý ở mắt, đặc biệt là ở đáy mắt (sâu bên trong mắt). Vậy tiêm nội nhãn được chỉ định điều trị bệnh gì, hãy cùng đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tìm hiểu và tư vấn. 

Bệnh nhân phẫu thuật mắt thành công tại Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Thọ

Bệnh nhân phẫu thuật mắt thành công tại Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Thọ

  1. Tiêm nội nhãn là gì?

Tiêm nội nhãn là kỹ thuật tiêm thuốc xuyên qua củng mạc (tròng trắng) để đưa thuốc vào dịch kính (dịch đặc trong mắt). Từ dịch kính, thuốc sẽ thấm vào võng mạc và các cấu trúc khác của mắt để điều trị một số tình trạng bệnh lý.

  1. Chỉ định tiêm nội nhãn khi nào? 

Phương pháp tiêm nội nhãn được chỉ định đối với những bệnh sau:

  • Thoái hóa hoàng điểm: là bệnh gây tổn thương cho điểm vàng, khu vực trung tâm và quan trọng nhất của võng mạc, dẫn đến mất dần thị lực trung tâm. Bệnh thường gặp ở người già và thời gian điều trị thoái hóa hoàng điểm ít nhất trong 1 năm.
  • Phù hoàng điểm: là bệnh do các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm mạch võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc gây giảm thị lực và các nguyên nhân khác gây ra.
  • Viêm nội nhãn: là tình trạng viêm nghiêm trọng ở các mô nằm bên trong của mắt. Viêm nội nhãn bao gồm viêm nội nhãn ngoại sinh và viêm nội nhãn nội sinh.

Chống chỉ định tiêm nội nhãn trong trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng, dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.

  1. Các bước tiến hành tiêm nội nhãn?

Kỹ thuật tiến hành tiêm nội nhãn gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm thẳng và giữ nguyên vị trí trong khi tiêm. Trường hợp cần người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc an thần trước khi tiêm.
  • Bước 2: Bệnh nhân được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn và nhỏ thuốc kháng sinh.
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng loại kim nhỏ tiêm qua củng mạc (tròng trắng) rồi từ từ bơm thuốc vào dịch kính (ở trung tâm của mắt).

Tiêm nội nhãn là một kỹ thuật tiêm thuốc xuyên qua củng mạc

Tiêm nội nhãn là một kỹ thuật tiêm thuốc xuyên qua củng mạc

  1. Thuốc tiêm nội nhãn gồm những loại nào? 

Tùy vào mục đích điều trị, những loại thuốc được dùng trong tiêm nội nhãn sau:

  • Avastin: Là thuốc gây ức chế yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu, viết tắt là kháng VEGF, được dùng để điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi và các bệnh lý ở đáy mắt khác.
  • Lucentis: Là thuốc kháng VEGF, được dùng để điều trị bệnh phù hoàng điểm do đái tháo đường, phù hoàng điểm do các bệnh lý về mạch máu gây ra, thoái hóa hoàng điểm thể ướt.
  • Ozurdex: Là thuốc corticoid dạng cấy, được dùng để điều trị các loại phù hoàng điểm do đái tháo đường, dạng nang và viêm màng bồ đào.
  • Kháng sinh: Dược dùng để điều trị nhiễm trùng ở dịch kính do bệnh viêm nội nhãn.
  1. Tiêm nội nhãn có đau không, để lại biến chứng gì không?

Khi tiêm nội nhãn, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ và khó chịu, tuy nhiên đây chỉ là triệu chứng tạm thời và ảnh hưởng của gây tê trước đó, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ hoặc có thể không cảm thấy đau. Ngoài đau nhẹ, bệnh nhân có thể gặp một trong những biến chứng sau nhưng tỷ lệ thường thấp và là triệu chứng tạm thời:

  • Chảy máu ít, mắt đỏ nhẹ, tuy nhiên triệu chứng này có thể tự khỏi sau khoảng 5 ngày.
  • Chảy máu nhiều, bong võng mạc, đục thủy tinh thể. Đây là biến chứng rất hiếm gặp khi tiêm nội nhãn nhưng có thể làm mất thị giác do xuất huyết trong dịch kính. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để có thể phục hồi thị giác.
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm mắt, lúc này bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng viêm để điều trị.
  • Tăng nhãn áp, viêm nội nhãn.

Tóm lại, tiêm nội nhãn là kỹ thuật được chỉ định để điều trị bệnh hoàng điểm và các bệnh lý ở đáy mắt khác.

Hiện nay, Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về mắt trong đó có kỹ thuật tiêm nội nhãn là kỹ thuật điển hình được thực hiện thường xuyên. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại bệnh viện, khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản tại các bệnh viện hàng đầu trong cả nước.

KHOA LIÊN CHUYÊN KHOA – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật