U bao hoạt dịch khoeo chân và 4 điều cần biết

I. Định nghĩa U bao hoạt dịch

1.U bao hoạt dịch khoeo chân

Hiểu một cách đơn giản, U bao hoạt dịch vùng khoeo là hiện tượng thoát dịch ở khớp vào các mô mềm xung quanh vùng khớp gối. Những vị trí thường gặp nhất là tại khoeo chân.  

2. U bao hoạt dịch khoeo chân có nguy hiểm không?

Thường khi nhắc đến khối u tâm lý bệnh nhân rất lo lắng đến tính chất lành tính hay ác tính, u bao hoạt dịch tuy khá phổ biến nhưng may mắn nó nằm trong số những khối u nang lành tính.

U bao hoạt dịch khớp gối

U bao hoạt dịch khớp gối

3. Đối tượng hay mắc bệnh

U bao hoạt dịch vùng khoeo rất phổ biến. Mắc phải nhiều ở nữ giới hơn so với nam và có thể tác động đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

– Người trưởng thành trên 40 tuổi

– Viêm khớp gối, thoái hoá khớp gối, viêm quanh khớp gối, viêm khớp dạng thấp

– Các chấn thương khớp khi chơi thể thao, vận động gây rách màng bao khớp

II. Nguyên nhân mắc u bao hoạt dịch là gì?

  • U nang bao hoạt dịch khoeo chân chủ yếu là do khớp gối chịu sự chấn thương hay thương tổn lặp đi lặp lại nhiều lầnkhi luyện tập thể chất (không khởi động) hoặc do tính chất công việc phải cử động khớp gối nhiều làm bao khớp lỏng lẻo.
  • Hoặc có thể do bao hoạt dịch bị kích thích gây tăng tiết dịch như trong một số bệnh lý thoái hóa, tràn dịch hoặc nhiễm trùng vùng khớp gối, dịch khớp thoát ra gây hiện tượng thoát vị mà biểu hiện lâm sàng là khối u.

III. Các phương pháp điều trị u bao hoạt dịch

+ Băng ép:

Thường áp dụng cho khối dịch mỏng, nhỏ chưa có tác động đến bệnh nhân, có thể dùng băng chun, băng keo thể thao… cố định lại khớp có khối u, giảm đi khả năng phát triển của khối u.

+ Hút dịch khớp thừa:

Thường áp dụng với u hoạt dịch khoeo chân ở trẻ em, người trẻ, khối u nhỏ. Nếu khối nang hoạt dịch to lên, lộ rõ trên nền da, gây đau, tê, chèn ép, thì cần được can thiệp.

Trong đó, chọc hút dịch trong nang nhằm làm giảm đi các triệu chứng trên nhưng tỷ lệ tái phát cao.

Hút dịch khớp thừa

Hút dịch khớp thừa

+ Mổ u bao hoạt dịch:

Khi khối u hoạt dịch to lên gây đau nhức, chèn ép lên các dây thần kinh, cản trở vận động, sinh hoạt hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên cơ thể thì nên phẫu thuật.

Phẫu thuật mổ u bao hoạt dịch vùng khoeo chân là phương pháp phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao. Loại bỏ được hoàn toàn khối u và các triệu chứng còn lại.

Sau phẫu thuật bệnh nhân giảm ngay các triệu chứng, hạn chế khả năng tái phát và không gây ảnh hưởng tới chức năng của khớp.

IV. Các hiểu lầm khi điều trị u bao hoạt dịch vùng khoeo chân

  1. Điều trị muốn dứt điểm hoàn toàn cần điều trị nguyên nhân gây khối u hoạt dịch trước, bản chất u hoạt dịch là biến chứng của các bệnh vùng khớp gối.
  2. U hoạt dịch khoeo chân thường không gây đau, không biến đổi ác tính, rất ít chèn ép thần kinh, nếu đau hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác cần phải thăm khám loại trừ các bệnh lý khác của vùng khớp gối và thần kinh thắt lưng.
  3. Phẫu thuật u bao hoạt dịch vùng khoeo có nguy cơ tái phát rất cao nếu không điều trị bệnh lý gốc, phẫu thuật không thắt được cổ khối thoát vị.
  4. Vào những trường hợp nhất định, điều trị các bệnh lý thoái hoá tại vùng khớp gối ổn định có thể làm khối hoạt dịch vùng khoeo tự thuyên giảm.
  5. Các biện pháp chọc hút, đắp thuốc nam, xoa ngoài hay băng ép thường không có hiệu quả với u hoạt dịch vùng khoeo chân, thậm chí có thể gây biến chứng nhiễm trùng, chảy máu.
  6. Phẫu thuật u bao hoạt dịch tại vùng khoeo là một phẫu thuật, không phải thủ thuật, cần được gây tê tuỷ sống hoặc gây mê để giảm đau, cần bác sĩ có kinh nghiệm và có đầy đủ trang bị dụng cụ chuyên dụng mới có thể đảm bảo được an toàn và hiệu quả. Nên bóc u bao hoạt dịch khoeo chân tuyệt đối không nên thực hiện tại phòng khám hoặc cơ sở y tế không đầy đủ thiết bị.

KHOA CHẤN THƯƠNG 1 – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện