Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ thành công nhờ mô hình tuyên truyền trực tiếp tới người dân nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ

Trung tâm đột quỵ hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam

Cứ mỗi 30 phút lại có 1 bệnh nhân đột quỵ mất đi cơ hội được cứu sống, hoặc phải chịu di chứng tàn phế bởi vì họ không tiếp cận được với cơ sở y tế có đầy đủ năng lực trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ..

Với mục tiêu phản ứng nhanh, cấp cứu sớm nhất người bệnh đột quỵ, Trung tâm đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là Trung tâm Đột quỵ hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam theo mô hình và tiêu chuẩn Châu Âu hoạt động theo quy trình khép kín gồm 3 đơn vị: Đơn vị Cấp cứu và Điều trị tích cực Thần kinh; Đơn vị Điều trị Thần kinh và Đơn vị Phục hồi chức năng Thần kinh.

Dưới sự cố vấn và hướng dẫn, đưa ra các phác đồ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân đột quỵ của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam,.

Người bệnh được chuyển đến cấp cứu, ngay lập tức sẽ được khám, triển khai các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán và điều trị, thực hiện các can thiệp cần thiết tại Trung tâm. Nhờ đó, giúp tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh và giảm tỷ lệ thương tật, di chứng.

Phối hợp cùng hành động

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Bùi Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ chia sẻ tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập với chủ đề Nhận diện và xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ - Vai trò của cấp cứu trước viện.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Bùi Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ chia sẻ tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập với chủ đề Nhận diện và xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ – Vai trò của cấp cứu trước viện.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh đột quỵ và yếu tố giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thường xuyên phối hợp với tổ chức Angels – Công ty Boehringer Ingelheim (tổ chức hỗ trợ can thiệp chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện cơ hội sống sót và một cuộc sống không tàn tật của bệnh nhân đột quỵ.)

Cùng các Trung tâm y tế tuyến huyện tổ chức truyền thông trực tiếp tại Trung tâm y tế và trạm y tế cơ sở để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị của cán bộ y tế tuyến cơ sở, đồng thời giúp người dân địa phương tăng cường nhận thức về bệnh đột quỵ.

Hiện nay, Trung tâm Đột quỵ thường xuyên có những buổi hội thảo khoa học, những buổi chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chia sẻ các kiến thức chuyên môn và kỹ thuật mới để các y bác sĩ tuyến cơ sở nâng cao kiến thức chuyên môn. Cung cấp thông tin cập nhật về các dấu hiệu nhận biết, thang điểm đánh giá và cách xử trí ban đầu đối với người bệnh đột quỵ não cấp tới đội ngũ nhân viên y tế tại các trung tâm y tế. Đồng thời, tổ chức chẩn đoán online tại chỗ qua các phương tiện hỗ trợ.

Từ đó, giúp kịp thời phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh đột quỵ và có hướng chẩn đoán cũng như điều trị hay phối hợp điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Tạ Văn Hải - Khoa Điều trị Thần kinh - Đột quỵ Bán cấp, Trung tâm Đột quỵ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ cùng các y bác sĩ tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập về Giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ
Bác sĩ Tạ Văn Hải – Khoa Điều trị Thần kinh – Đột quỵ Bán cấp, Trung tâm Đột quỵ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ cùng các y bác sĩ tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập về Giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ

Đặc biệt, các buổi hội thảo thường xuyên nhấn mạnh các dấu hiệu nhận diện bệnh đột quỵ, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác có dấu hiệu tương tự. Đồng thời, đề cao vai trò của tiêu sợi huyết và yếu tố giờ vàng, giờ kim cương trong điều trị đột quỵ. Tỷ lệ người bệnh tàn phế là rất cao.

Nếu thời gian người bệnh bị đột quỵ được tiêu sợi huyết sớm hơn trong khoảng 1 – 1,5 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng thì tỷ lệ bệnh nhân được cấp cứu, được hồi phục thì sẽ tăng lên đáng kể. Người bệnh đột quỵ được can thiệp càng sớm (tốt nhất là dưới 1 giờ) thì tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bị di chứng càng thấp.

Đại diện tổ chức Angels tại Việt Nam chia sẻ về vai trò của việc xây dựng các đơn vị sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại tuyến cơ sở
Đại diện tổ chức Angels tại Việt Nam chia sẻ về vai trò của việc xây dựng các đơn vị sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại tuyến cơ sở

Xác định phối hợp cùng hành động sẽ đem lại hiệu quả tối ưu, Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ phối hợp với tổ chức Angels hợp tác chia sẻ những kiến thức, kỹ thuật điều trị đột quỵ mới trên thế giới. Cùng với Trung tâm đột quỵ, đại diện của tổ chức Angels cũng có những chia sẻ với các cán bộ y tế tuyến cơ sở nhằm nâng cao vai trò của chẩn đoán đúng tại cơ sở, mối liên hệ mật thiết giữa y tế cơ sở với Trung tâm Đột quỵ để không bị gián đoạn thông tin trong quá trình chuyển viện, đảm bảo cứu người bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Đến từng xã, vào từng nhà, hướng dẫn người dân nhận biết dấu hiệu bệnh

Xác định trạm y tế tuyến cơ sở gần nhất với người dân nên công tác tuyên truyền tại các trạm y tế cũng được Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm. Trung tâm đã triển khai phối hợp, đến từng xã, vào từng nhà để tuyên truyền tới mỗi người dân, đặc biệt là người có nguy cơ cao nhận thức sớm những dấu hiệu của đột quỵ, có phương án dự phòng, duy trì chế độ ăn uống, tập luyện để tăng cường sức khỏe.

Trong các buổi truyền thông tại trạm y tế, các cán bộ y tế xã cùng người dân đã được trực tiếp cán bộ tại Trung tâm chia sẻ, hướng dẫn cách phát hiện cơn đột quỵ, các dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn liên hệ đúng nơi để được cấp cứu đúng một cách nhanh nhất.

Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Quốc Việt - Khoa Cấp cứu & Điều trị tích cực Thần kinh - Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ phổ biến về F.A.S.T và hướng dẫn người dẫn cách phát hiện các dấu hiệu đột quỵ tại Trạm y tế.
Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Quốc Việt – Khoa Cấp cứu & Điều trị tích cực Thần kinh – Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ phổ biến về F.A.S.T và hướng dẫn người dẫn cách phát hiện các dấu hiệu đột quỵ tại Trạm y tế.
Người dân địa phương yên tâm hơn khi được cán bộ y tế hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Nếu gặp triệu chứng tương tự hoặc thấy những người xung quanh có triệu chứng tương tự sẽ liên hệ ngay Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được điều trị kịp thời.
Người dân địa phương yên tâm hơn khi được cán bộ y tế hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Nếu gặp triệu chứng tương tự hoặc thấy những người xung quanh có triệu chứng tương tự sẽ liên hệ ngay Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được điều trị kịp thời.

Khó khăn lớn nhất tại tuyến cơ sở, đặc biệt là vùng sâu vùng xa chính là người dân thường tin vào những lời truyền miệng, chữa theo mẹo, tin tưởng vào thầy mo, thầy cúng. Khi phát bị đột quỵ thì thường sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng như trích máu, bôi dầu, cúng bái… khiến lỡ mất thời điểm vàng. Vì vậy, để tăng cường nhận thức của người dân, cán bộ tại trạm y tế đã đến tận nhà tư vấn cho những người dân không thể đến tham dự các chương trình tư vấn tại trạm y tế.

Cán bộ y tế xã Xuân Viên (huyện Yên Lập) tới thăm và hướng dẫn người dân khi phát hiện các dấu hiệu đột quỵ cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Cán bộ y tế xã Xuân Viên (huyện Yên Lập) tới thăm và hướng dẫn người dân khi phát hiện các dấu hiệu đột quỵ cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Nhờ xây dựng Trung tâm Đột quỵ theo mô hình khép kín, tuân thủ nguyên tắc cấp cứu “thần tốc” và tổ chức mạng lưới tuyên truyền về bệnh đột quỵ từ Trung tâm đến các tuyến cơ sở, vào tận nhà dân, người bệnh đột quỵ sẽ được phát hiện sớm hơn, được đưa đến Trung tâm nhanh hơn. Nhờ vậy, sẽ có nhiều hơn những người bệnh đột quỵ thoát khỏi “cửa tử”, hạn chế các di chứng và sớm hồi phục, tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, an vui.

Thành công nhờ những giải pháp tổng thể

Đại diện Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ vinh dự nhận giải thưởng Kim cương từ Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới
Đại diện Trung tâm Đột quỵ BVĐK tỉnh Phú Thọ vinh dự nhận giải thưởng Kim cương từ Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới

Với những giải pháp tổng thể được thực hiện, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã trở thành điểm đến tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Số lượng người bệnh đột quỵ được cấp cứu trong giờ vàng nhiều hơn, tỷ lệ thành công cao hơn. Ngược lại, số lượng ca bệnh đến muộn đã ít hơn, những di chứng sau bệnh đã giảm đi đáng kể.

Vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe của Hội Đột quỵ thế giới (WSO) về điều trị đột quỵ, vừa qua Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã xuất sắc đạt giải thưởng Kim Cương là giải thưởng cao nhất về chất lượng điều trị đột quỵ từ Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới trao tặng.

Đây là niềm tự hào, cũng là động lực để tập thể cán bộ y, bác sĩ công tác tại Trung tâm nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị và cứu được nhiều người bệnh hơn nữa, giảm tỷ lệ tàn tật và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh đột quỵ.

Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật