U thận lành tính bao gồm các khối u hình thành và phát triển trong thận, chúng có thể phát triển với kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào tính chất khối u cũng như yếu tố cơ địa của người bệnh. Hầu hết các khối u thận lành tính đều không đe dọa đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên những triệu chứng bất thường có thể xuất hiện gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, một số khối u thận lành tính có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc phát triển thành khối u ác tính (ung thư).
Nguyên nhân gây bệnh U thận lành tính
Nguyên nhân chính gây bệnh u thận chưa được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên dựa vào tính chất của những trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán thì các yếu tố sau đây được xem là tác nhân góp phần phát triển khối u ở thận.
- Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh tuy nhiên những người ở độ tuổi từ 20 đến 50 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
- Những người bị các bệnh liên quan đến rối loạn di truyền có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Ví dụ: bệnh Von Hippel-Lindau, bệnh xơ hóa thần kinh đệm 1 (NF1), bệnh di truyền đa u tuyến nội tiết type 1 (Multiple Endocrine Neoplasia Type 1, MEN1), hội chứng polyp gia đình (Familial adenomatous Polyposis),…
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về thận nhưng không được điều trị dứt điểm, có nguy cơ xuất hiện khối u thận.
- Sử dụng các loại thuốc ức chế monoamine oxidase hoặc các chất kích thích như cocaine, amphetamines
- Do người bệnh có thói quen sống thiếu khoa học: ăn uống không lành mạnh, ít vận động, dùng thuốc không đúng chỉ định, hút thuốc lá, rượu bia…
Dấu hiệu khối u lành tính ở thận
Tùy thuộc vào vị trí của khối u lành tính mà người bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể hay không. Dấu hiệu nhận biết khối u lành tính ở thận bao gồm:
- Tăng huyết áp: là một trong những triệu chứng điển hình của u thận lành tính. Người bệnh bị tăng huyết áp khá cao, đột ngột và gây nguy hiểm cho sức khỏe;
- Tăng nhịp tim bất thường: Nhiều trường hợp tăng đến 180 lần/phút;
- Màu da tái nhợt, người mệt mỏi, yếu ớt, sụt cân;
- Đau đầu không tìm được nguyên nhân;
- Buồn nôn, khó thở, ớn lạnh, hay đổ mồ hôi;
- Có vấn đề về tiêu hóa như táo bón;
- Tâm trạng bất an, lo lắng, bồn chồn.
Phần lớn người bị u thận lành tính không có triệu chứng, tuy nhiên nhóm đối tượng đặc thù như phụ nữ mang thai, người lao động tay chân… sẽ có biểu hiện nghiêm trọng và dễ nhận biết hơn.
U thận lành tính có nguy hiểm không?
Các khối u thận lành tính hầu như không đe dọa đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên với những biểu hiện triệu chứng bất thường có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dù khối u thận là lành tính, nhưng các chuyên gia khuyên bạn vẫn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được tư vấn và hướng dẫn một số biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Bởi nhiều trường hợp khối u có thể phát triển thành ác tính theo thời gian và việc phát hiện ngay từ sớm có một ý nghĩa rất lớn với hiệu quả điều trị về sau.
Chẩn đoán u lành tính ở thận
Để chẩn đoán u thận lành tính, các bác sĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện như sau:
- Khám lâm sàng và chụp x-quang nhằm kiểm tra tổn thương xương và hệ thần kinh. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để đo các chỉ số Canxi, Vitamin D, Photpho nhằm đánh giá mức độ thiếu hụt để phối hợp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.
- Chẩn đoán u thận lành tính thông qua hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp positron (PET) có thể được chỉ định thực hiện nhằm tầm soát các khối u. Vị trí, kích thước và tính chất khối u đều có thể được xác định tương đối chính xác.
- Xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu: nhằm xác định nồng độ các hormon tuyến thận có sự thay đổi bất thường hay không, khả năng có khối u hình thành tại thận là loại u gì. Trong trường hợp, khối u được xác định có nguy cơ ung thư thì sẽ được chỉ định thực hiện sinh thiết nhằm tìm kiếm tế bào ung thư trong khối u.
- Xét nghiệm di truyền: Mặc dù hầu hết các khối u thận lành tính đều phát triển một cách tình cờ, không phải do đột biến gen. Tuy nhiên, các xét nghiệm di truyền vẫn được thực hiện nhằm kiểm tra nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành khối u như hội chứng polyp gia đình (Familial adenomatous Polyposis) hay bệnh di truyền đa u tuyến nội tiết type 1 (Multiple Endocrine Neoplasia Type 1, MEN1). Đây là 2 căn bệnh điển hình có nguy cơ dẫn tới sự hình thành các khối u ở thận.
Phòng ngừa u thận lành tính
Nhận biết các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra u thận có thể giúp bạn xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh, góp phần làm giảm nguy cơ ung thư thận. Theo các chuyên gia, dưới đây là những cách tốt nhất để ngăn ngừa u thận:
- Hạn chế hoặc ngừng hẳn việc sử dụng thuốc lá, tránh xa khói thuốc
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng bằng cách:
– Hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn;
– Áp dụng các chế độ ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đạm từ thịt nạc và chất béo lành mạnh
– Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu bia
- Giữ cân nặng hợp lý bằng cách tăng cường vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ngày
- Che chắn cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời
- Tiêm phòng các bệnh nhiễm virus có thể dẫn đến ung thư thận, chẳng hạn như viêm gan B ,..
- Không sử dụng thuốc, nhất là thuốc kê đơn, khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe định kỳ để tầm soát các loại ung thư kịp thời, mang đến hiệu quả điều trị cao
Các phương pháp điều trị
Không phải tất cả các khối u thận lành tính đều cần phải điều trị. Nếu khối u của người bệnh nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp theo dõi định kỳ.
Nếu bác sĩ chỉ định điều trị thì phương pháp cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u, nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, dây thần kinh, mạch máu… (3)
-
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật khối u thực hiện bằng kỹ thuật nội soi giúp hạn chế nguy cơ xâm lấn, vết mổ nhỏ hơn, ít chảy máu và rút ngắn thời gian hồi phục. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần ở lại bệnh viện 1-2 ngày để chờ ổn định và xuất viện.
-
Phẫu thuật mổ mở
Phẫu thuật là phương pháp chính điều trị u thận, tuy nhiên trước khi thực hiện phương pháp này người bệnh cần được xử lý điều hòa huyết áp. Bệnh nhân u thận có nguy cơ cao bị tăng huyết áp đột ngột, sẽ rất nguy hiểm nếu trong quá trình phẫu thuật người bệnh bị tăng huyết áp.
Sau khi khối u đã được loại bỏ, người bệnh có thể cần liệu pháp vận động, chăm sóc chuyên biệt để giải quyết các vấn đề mà khối u để lại.
Nếu phẫu thuật không thể tiếp cận khối u một cách an toàn, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp khác để giảm kích thước của khối u hoặc ngăn cản sự phát triển.