Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Những người nên thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm:

  • Phụ nữ trong độ tuổi trung niên, có nguy cơ cao và chưa thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát.
  • Viêm nhiễm phụ khoa mạn tính.
  • Người quan hệ tình dục sớm, quan hệ không lành mạnh và có nhiều bạn tình.
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần hoặc mang thai khi tuổi còn quá trẻ (trước 20 tuổi).
  • Trường hợp viêm cổ tử cung mạn tính kéo dài, hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý lây qua đường tình duc như : giang mai, HIV,.. cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Nếu có dấu hiệu bất thường nên tầm soát ung thư sớm
  • Các trường hợp bị suy yếu hệ miễn dịch.
  • Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để tăng hiệu quả phòng nguy cơ ung thư
Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để tăng hiệu quả phòng nguy cơ ung thư

Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

photo 1 1471232027207

Người bệnh cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Dịch âm đạo nhiều bất thường, có mùi hôi, có màu xanh, vàng hoặc có lẫn máu.
  • Đau khi quan hệ.
  • Đau vùng xương chậu hoặc vùng lưng dưới.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn tiểu tiện, có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Khi khối u chèn ép vào các dây thần kinh ở chân gây ra tình trạng sưng đau.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACCS) và Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa kỳ (USPSTF), việc tiêm vaccine có khả năng phòng ngừa, hạn chế tác động của các virus HPV đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đồng thời các xét nghiệm sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để tăng hiệu quả phòng nguy cơ ung thư.

Theo đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung như sau:

Người dưới 21 tuổi

Không cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Từ 21 đến 29 tuổi

Việc thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung ở độ tuổi 21 đến 29, USPSTF khuyến nghị sử dụng phương pháp xét nghiệm Pap đầu tiên ở tuổi 21, sau đó xét nghiệm lại sau mỗi 3 năm. Ngay cả khi có quan hệ tình dục trước 21 tuổi, bạn cũng không cần thực hiện phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap.

Độ tuổi 30 đến 65

Từ 30 – 65 tuổi, USPSTF khuyên bạn nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm HPV 5 năm một lần: nếu kết quả bình thường, bạn có thể đợi 5 năm để kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung cho lần tiếp theo.
  • Kiểm tra HPV kết hợp với làm Pap 5 năm một lần: nếu cả 2 kết quả đều bình thường, bạn có thể thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.
  • Xét nghiệm PAP 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, bạn sẽ chờ 3 năm để thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo.

Theo các hướng dẫn sàng lọc mới nhất được cập nhật, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV ở tuổi 25 và tiến hành xét nghiệm lại cách 5 năm/lần cho đến năm 65 tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tiến hành khám sàng lọc ung thư theo tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ.

Người trên 65 tuổi

Nếu trên 65 tuổi và các kết quả xét nghiệm HPV/Pap trước đó cho kết quả bình thường, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn vẫn cần tiến hành khám sàng lọc sau độ tuổi 65.

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?

Tầm soát ung thư cổ tử cung có vai trò quan trọng, giúp phát hiện bệnh sớm và cải thiện đáng kể tỷ lệ điều trị thành công, ngăn ung thư tiến triển, di căn tới các khu vực lân cận và điều trị.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của người dân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã triển khai gói Tầm soát ung thư cổ tử cung tổng quát.  Người bệnh đến tầm soát ung thư sẽ được:

  • Các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thăm khám
  • Chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm ổ bụng, tử cung….
  • Thực hiện xét nghiệm HPV, xét nghiệm Liqui Prep, xét nghiệm tế bào tử cung Pap Smear,..
  • Sinh thiết cổ tử cung (khi người bệnh có các kết quả xét nghiệm bất thường).

Với hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ chuyên môn trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, được sự hỗ trợ thường xuyên của các chuyên gia đầu ngành, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ sẽ giúp chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung một cách nhanh chóng, chính xác.

Người dân có nhu cầu tầm soát ung thư cổ tử cung, vui lòng liên hệ:

Tổng đài CSKH: 1800 888 989

Bài viết được tham khảo ý kiến của BS.CKII Trần Xuân Vĩnh – Trưởng khoa Hóa trị & CSGN – Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật