Viêm khớp nhiễm khuẩn nguy cơ và xử trí

Khoa Nội TK – CXK, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết các bác sĩ đã tiếp nhận người bệnh nam S.V.M 74 tuổi Tiền sử THA, gút nhiều năm, vào viện vì sưng nóng đỏ đau khớp gối phải nhiều hơn 2 ngày nay bệnh càng tăng sốt và đau; người bệnh nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, Da niêm mạc hồng,  sốt 38.5oC. Sưng nóng đỏ đau khớp gối phải nhiều, hạn chế vận động khớp gối phải; các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý bất thường. sau Khi nhập viện người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm.

– Xét nghiệm máu:  Bạch cầu: 18.53G/L; CRP: 240mg/l; máu lắng tăng

– XN dịch khớp gối: Dịch khớp gối màu vàng đục, gặp nhiều hồng cầu, bạch cầu chủ yếu bạch cầu đoạn trung tính

– Cận lâm sàng: Siêu âm khớp gối phải: Bao hoạt dịch khớp gối phải dày tăng âm có dịch 1.9cm.

XQ khớp gối phải: Hình ảnh thoái hóa khớp gối phải

Chẩn đoán: Viêm khớp nhiễm khuẩn

Điều trị: kháng sinh; giảm đau, chống viêm

26102022 viemkhop 1

Hình ảnh người bệnh S.V.M 74 tuổi

Tổng quan viêm khớp nhiễm khuẩn

Hầu hết các loại viêm khớp đều gây đau và sưng khớp. Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng ở khớp. Nhiễm trùng xuất phát từ nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm lây lan từ các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Đau dữ dội ở khớp
  • Sưng nóng đỏ tại khớp
  • Sốt hoặc gai rét
  • Không có khả năng cử động vùng có khớp bị nhiễm trùng

Nguyên nhân

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể do nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu) là nguyên nhân phổ biến nhất, chúng thường sống trên da khỏe mạnh.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển khi nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, lây lan qua đường máu của bạn đến khớp. Ít phổ biến hơn, vết thương đâm thủng, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật trong hoặc gần khớp – bao gồm cả phẫu thuật thay khớp – có thể làm cho vi trùng xâm nhập vào khoang khớp.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của viêm khớp nhiễm trùng bao gồm:

  • Các vấn đề về khớp hiện có. Các bệnh mãn tính và tình trạng ảnh hưởng đến khớp của bạn – chẳng hạn như viêm xương khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus – có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, cũng như phẫu thuật khớp và chấn thương khớp trước đó.
  • Có khớp nhân tạo. Vi khuẩn có thể được đưa vào trong quá trình phẫu thuật thay khớp hoặc khớp nhân tạo có thể bị nhiễm trùng nếu vi trùng di chuyển đến khớp từ một khu vực khác của cơ thể qua đường máu.
  • Đang dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ gia tăng hơn nữa vì các loại thuốc họ dùng có thể ức chế hệ thống miễn dịch, làm cho nhiễm trùng dễ xảy ra hơn. Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn ở những người bị viêm khớp dạng thấp rất khó vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau.
  • Da mỏng manh. Da dễ bị vỡ và kém lành có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn. Các tình trạng da như bệnh vẩy nến và bệnh chàm làm tăng nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn, cũng như các vết thương trên da bị nhiễm trùng. Những người thường xuyên tiêm chích ma túy cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tại chỗ tiêm cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch yếu. Những người có hệ thống miễn dịch kém có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn. Điều này bao gồm cả những người bị bệnh tiểu đường, ung thư các vấn đề về thận và gan, và những người dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của họ.
  • Chấn thương khớp. Động vật cắn, vết thương đâm thủng hoặc vết cắt trên khớp có thể khiến bạn có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Chẩn đoán lâm sàng

– Triệu chứng tại khớp: sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp, co cơ, hạn chế vận động.

Số lượng khớp viêm 1 khớp hoặc nhiều khớp.

– Toàn thân: hội chứng nhiễm trùng: sốt, có khi rét run, môi khô, lưỡi bẩn.

– Cận lâm sàng:

– Xét nghiệm dịch khớp: đếm tế bào, soi tươi, nhuộm gram, nuôi cấy dịch khớp tìm vi khuẩn gây bệnh.

– Chẩn đoán hình ảnh:

+ X quang: trường hợp đến sớm thấy sưng nề phần mềm, khe khớp có thể rộng do tràn dịch. Trường hợp muộn: khe khớp hẹp, hủy hai đầu xương đối diện ( hình ảnh soi gương), có thể có dính khớp, biến dạng khớp (thường ở giai đoạn rất muộn).

+ Siêu âm: có tác dụng phát hiện những tràn dịch khớp ở vị trí sâu như khớp háng, khớp vai, đồng thời hướng dẫn chọc dút dịch khớp làm xét nghiệm.

+ Chụp cắt lớp vi tính có thể cho thấy không gian khớp mở rộng và mô mềm phồng lên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp nhiễm trùng.

+  Chụp cộng hưởng tử : Xác định nghi ngờ có nhiễm khuẩn phần mềm kèm theo.

– Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: thường có số lượng bạch cầu tăng; máu lắng, CRP ( protein C phản ứng) thường tăng. Pro-Calcitonin tăng khí nhiễm trùng nặng

– Cấy máu nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ phục vụ cho điều trị.

* Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn:

– Xét nghiệm dịch khớp có mủ (bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa hoặc tế bào dịch khớp cao trên 100.000/ml với trên 80% là bạch cầu đa nhân trung tính) hoặc tìm thấy vi khuẩn qua soi tươi, nhuộm gram.

– Cấy máu hoặc dịch khớp dương tính với vi khuẩn
Kết hợp với ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn:

– Lâm sàng viêm khớp điển hình

– Dấu hiệu xquang viêm khớp điển hình; hình ảnh soi gương.

2.2.Chẩn đoán phân biệt

– Viêm khớp do gút cấp: dựa vào lâm sàng, xét nghiệm, đáp ứng với điều trị colchicin.

– Viêm khớp do lao: triệu chứng tại chỗ, toàn thân ít rầm rộ, tìm thấy vi khuẩn lao qua nhuộm soi, nuôi cấy PCR lao, hay giải phẫu bệnh có hình ảnh nang lao điển hình.

– Tổn thương nội khớp: Gãy, rách sụn chêm, hoại tử xương, dị vật, viêm bao hoạt dịch gai thực vật.

– Viêm khớp phản ứng: soi, cấy dịch khớp luôn âm tính với vi khuẩn.

– Viêm xương tủy nhiễm khuẩn: có hình ảnh tổn thương viêm xương trên Xquang, chụp cắt lớp vi tính…

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân

Cấy máu, cấy dịch khớp …tìm vi khuẩn gây bệnh

Điều trị

Thuốc kháng sinh

Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh mà lựa chọn kháng sinh phù hợp. Thông thường, điều trị kéo dài từ 4-6 tuần. Các triệu chứng của bệnh nhân sẽ thuyên giảm từ từ. Thuốc kháng sinh có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Hút dẫn lưu dịch khớp, bơm rửa khớp sau khoảng 5-7 ngày điều trị, tình trạng nhiễm khuẩn đỡ có thể bơm rửa khớp, hút dẫn lưu dịch viêm ra khỏi khớp làm sạch khớp khi viêm khớp có dịch mủ

Phẫu thuật mở khớp: Lấy bỏ tổ chức nhiễm khuẩn khi kèm nhiễm khuẩn phần mềm lân cận, nhiễm khuẩn sụn khớp hay xương; nhiễm khuẩn khớp nhân tạo; Nhiễm khuẩn khớp sâu khó hút như khớp háng

Biến chứng

  • Viêm xương khớp gây thoái hóa khớp,
  • Biến dạng khớp, đau mãn tính
  • Phá hủy khớp có thể phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo
  • Nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện