Xét nghiệm công thức máu toàn phần và ý nghĩa

  1. Khái niệm xét nghiệm công thức máu toàn phần và mục đích xét nghiệm

Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường quy nhưng mang lại nhiều thông tin hữu ích về người bệnh và người làm xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu gần như trở thành phương pháp xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong y khoa vì sự tiện lợi, công dụng với giá thành phù hợp của nó.

Công thức máu toàn phần là kết quả xét nghiệm thành phần máu các tế bào có trong máu gồm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, số lượng và tính chất của các tế bào thành phần có trong máu này sẽ được thể hiện dưới giá trị đo lường riêng, giúp bác sĩ xác định những vấn đề liên quan đến huyết học của sức khoẻ bệnh nhân/ người xét nghiệm.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp bác sĩ xác định được tình trạng của cơ thể liên quan đến huyết học
Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp bác sĩ xác định được tình trạng của cơ thể liên quan đến huyết học

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần:

  • Bước đầu xác định các bệnh lý ác tính về máu: bệnh bạch cầu cấp, đa u tủy xương, rối loạn sinh tủy,….
  • Kiểm tra tình trạng thiếu máu và bước đầu nhận định các nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu như tình trạng thiếu máu thiếu sắt, bệnh tan máu bẩm sinh…
  • Xác định lượng máu mất khỏi cơ thể nếu có mất máu hoặc những ảnh hưởng của hiện tượng chảy máu bất thường.
  • Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu
  • Kiểm tra nguyên nhân bầm tím xuất huyết hoặc chảy máu kéo dài, chảy máu khó cầm.
  • Kiểm tra ảnh hưởng của các thuốc hoặc hóa chất trong quá trình điều trị các bệnh lý như tình trạng hạ bạch cầu trong điều trị ung thư, tình trạng giảm tiểu cầu khi dùng một số thuốc điều trị tim mạch, đái đường.
  • Kiểm tra số lượng và tính chất các tế bào máu sau khi mắc các bệnh mạn tính kéo dài

  1. Những thông tin được cung cấp trong xét nghiệm công thức máu là gì

Đối với bạch cầu (WBC)

Kết quả xét nghiệm của thành phần bạch cầu là số lượng các loại bạch cầu bao gồm bạch cầu trung tính (NEU), bạch cầu lympho (LYM), bạch cầu đơn nhân (MONO), bạch cầu ái kiềm (BASO) và bạch cầu ái toan (EOS). Trong một số trường hợp các bệnh lý ác tính về máu, có thể bắt gặp các tế bào ác tính bất thường trong máu. Số lượng và tính chất của mỗi loại bạch cầu có thể phản ánh nhiều tình trạng như: xác định nhiễm trùng, tăng bạch cầu ái toan quá mức có thể gặp trong nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, thay đổi số lượng và tính chất từng loại bạch cầu định hướng nguyên nhân các bệnh lý về máu khác nhau và sẽ gợi ý cho bác sỹ làm thêm các xét nghiệm chuyên khoa hơn để chẩn đoán.

Xét nghiệm công thức máu là loại xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y học
Xét nghiệm công thức máu là loại xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y học

Hồng cầu (RBC)

Lượng huyết sắc tố (Hb) giúp phản ánh tình trạng cơ thể có bị thiếu máu hay không, có đa hồng cầu hay không? Hồng cầu có một số vai trò như vận chuyển O2 và CO2 , thăng bằng kiềm toan của cơ thể ,…trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến quá trình này và làm rối loạn các hoạt động của cơ thể. Khi lượng huyết sắc tố tăng cao trong bệnh đa hồng cầu gây nguy cơ quá tải tuần hoàn, tắc nghẽn mạch máu do huyết khối, gây nguy hiểm trong các trường hợp tắc nghẽn mạch máu tại não, tại tim….

Hematocrit (HCT) hay còn được gọi là dung tích hồng cầu, là giá trị phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu chiếm trong thể tích máu toàn phần dưới đơn vị phần trăm. HCT giúp xác định tình trạng thiếu máu hoặc bị đa hồng cầu của người xét nghiệm.

Thể tích trung bình tế bào hồng cầu trong máu (MCV) là giá trị biểu hiện kích thước các tế bào hồng cầu, dựa vào kích thước hồng cầu có xác định tình trạng  thiếu vitamin B12, thiếu sắt, …

Huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) là giá trị xét nghiệm cho thấy chỉ số trung bình lượng huyết sắc tố tìm thấy trong các tế bào hồng cầu.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC) là giá trị biểu hiện lượng huyết sắc tố trung bình trên mỗi tế bào hồng cầu tương ứng với kích thước tế bào dưới đơn vị phần trăm.

Thể tích trung bình tế bào hồng cầu, huyết sắc tố trung bình và nồng độ huyết sắc tố trung bình là ba chỉ số giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu và chẩn đoán bệnh lý liên quan.

Tiểu cầu (PLT)

Đối với tiểu cầu, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng tiểu cầu trong máu, thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV), thể tích khối tiểu cầu (PCT) và dải phân bố kích thước tiểu cầu (PDW).

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu lúc bị thương, nếu số lượng tiểu cầu ít, có thể gây ra chảy máu không kiểm soát, nếu quá nhiều tiểu cầu có thể dễ hình thành cục máu đông hình thành trong mạch máu. Tiểu cầu cũng có liên quan đến xơ vữa động mạch.

  1. Phạm vi bình thường của xét nghiệm công thức máu toàn phần

Các kết quả xét nghiệm có một phạm vi nằm ở mức bình thường được sử dụng để làm phạm vị tham chiếu, và các giá trị này có thể khác nhau giữa mọi người phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và vùng miền sinh sống. Các giá trị trong kết quả xét nghiệm có thể bị thay đổi trong quá trình mang thai.

Hãy để chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình

Liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800.888.989

Hoặc đặt lịch qua Website Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hoặc nhắn tin đến Fanpage/Zalo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Th

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện