Xuất huyết có thể là 1 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan bỏ qua

Xuất huyết ở dưới da là tình trạng các mạch máu bị vỡ bởi một số nguyên nhân làm cho máu chảy vào các mô bị thương. Máu chảy dưới da sẽ tạo nên những vết bầm tím hoặc xanh, đen trên da hay các đốm đỏ li ti xuất hiện dưới da

  1. Xuất huyết dưới da là gì?

Xuất huyết ở dưới da là tình trạng các mạch máu bị vỡ bởi một số nguyên nhân làm cho máu chảy vào các mô bị thương. Máu chảy dưới da sẽ tạo nên những vết bầm tím hoặc xanh, đen trên da hay các đốm đỏ li ti xuất hiện dưới da

Xuất huyết dưới da dễ dàng có thể  xác định được bằng cách khám lâm sàng. Những biểu hiện ban đầu sẽ xuất hiện nhiều đốm lớn bằng bàn tay hoặc đốm nhỏ có kích thước bằng vài milime. Các dạng xuất huyết dưới da đều có biểu hiện đầu tiên là trên bề mặt da có những đốm tròn nhỏ có  màu đỏ, nâu hoặc tím. Nếu gặp một trong những biểu hiện dưới đây bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Hình ảnh minh họa: xuất huyết dưới da
Hình ảnh minh họa: xuất huyết dưới da
  1. Nguyên nhân gây xuất huyết dưới da

Chấn thương

Dị ứng

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Xuất huyết do nhiễm virus: Dengue, …

Nhiễm trùng máu

Rối loạn tự miễn

Sinh đẻ

Do dùng thuốc gây giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu

Tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị gay giảm số lượng tiểu cầu và chức năng đông cầm máu

Một biểu hiện bình thường của quá trình lão hóa

Viêm màng não: viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống.

Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Ung thư máu

Hình ảnh minh họa: Xuất huyết niêm mạc
Hình ảnh minh họa: Xuất huyết niêm mạc
  1. Các xét nghiệm cần thực hiện

Ngoài thăm khám lâm sàng để chẩn đoán xuất huyết, cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, xác định nguyên nhân và phục vụ điều trị: Tống phân tích tế bào máu ngoại vi, đông máu cơ bản, Bilan xét nghiệm virus, Bilan xét nghiệm bệnh miễn dịch, tủy đồ, ……

  1. Cách xử trí xuất huyết dưới da

Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau với hiện tượng xuất huyết dưới da. Bác sĩ sẽ xác định cách điều trị tốt nhất.

Tư vấn nghỉ ngơi, băng ép, dùng thuốc chóng dị ứng… đối với các trường hợp xuất huyết do chấn thương, dị ứng.

Điều trị chống viêm, kháng virus đối với các trường hợp nhiễm khuẩn và nhiễm virus.

Điều trị các thuốc ức chế miễn dịch đối với các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, bệnh tự miễn.

Ngưng thuốc đối với các trường hợp xuất huyết là do tác dụng phụ.

Điều trị hóa chất, truyền khối tiểu cầu, huyết tương đối với các trường hợp mắc bệnh lý ác tính.

  1. Cách phòng tránh xuất huyết

Việc hiểu rõ về bản chất và các nguyên nhân gây xuất huyết giúp chúng ta có các biện pháp phòng tránh hiệu quả:

+ Bảo vệ da khỏi bị lão hóa. Tránh các chấn thương như va đụng hoặc co kéo da.

+ Dùng thuốc theo đơn bác sỹ, hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ và việc ngưng thuốc khi có các biểu hiện bất thường.

+ Khám và tham khảo ý kiến bác sỹ ngay khi có các biểu hiện xuất huyết.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ

Trung tâm Huyết học truyền máu –  Đơn vị Huyết học lâm sàng

Tầng 8 nhà C – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Số điện thoại của đơn vị  0865858667

Hoặc Tổng đài Chăm sóc khách hàng (24/7): 1800.888.98

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật