Cháu bé 2 tuổi nuốt trọn chiếc dây chuyền đeo chân

Nuốt phải dị vật ở trẻ em không phải là hiếm gặp. Trong nhiều trường hợp, các dị vật sẽ được đưa ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện. Nhưng một số trường hợp các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách, kịp thời.

Thời gian gần đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ nhỏ nuốt phải các dị vật như dây chuyền, nhẫn, đồng xu…

Trường hợp bé Đinh Ngọc H, sinh năm 2019, ở Tân Dân – TP Việt Trì – Phú Thọ là một trong những trường hợp khá điển hình. Theo lời kể mẹ cháu bé cho biết: Trong lúc gia đình không để ý, cháu chơi một mình và không may nuốt phải sợi dây chuyền. Sau đó cháu bé có biểu hiện đau bụng, nôn, quấy khóc, gia đình đã nhanh chóng đưa cháu vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám.

Qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ thấy hình ảnh một chiếc dây chuyền nằm trong dạ dày bé.

13082021 di vat 1

Hình ảnh dây chuyền nằm trong dạ dạy

Do dây chuyền là một vật sắc nhọn nên cần phải gây mê để nội soi tránh những biến chứng xảy ra. Theo BSCKI. Nguyễn Thùy Dương – Khoa Thăm dò chức năng cho biết: Ca bệnh này cháu bé còn nhỏ, chu vi thực quản rất nhỏ bởi vậy khi kéo lấy dị vật dễ làm xước chảy máu, dị vật là vòng đeo chân khá dài (khoảng 0,6*15 cm). Điều may mắn là gia đình phát hiện và đưa cháu đến viện kịp thời, sợi dây vẫn nằm ở dạ dày, chưa xuống đến hành tá tràng và ruột non nên chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe cháu bé.

13082021 di vat 2

Hình ảnh chiếc dây chuyền được các bác sĩ lấy ra

Qua trường hợp cháu bé, bác sĩ Dương cũng khuyến cáo: Các bậc phụ huynh nên để xa tầm tay trẻ những đồ chơi, vật dụng mà trẻ có thể cho vào miệng.

Hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không cho trẻ vừa ăn vừa chơi, nói chuyện hoặc xem tivi. Lưu ý các loại thức ăn có xương cần lọc kỹ, cắt nhỏ những thức ăn to, dai trước khi nấu. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị vật đường tiêu hóa, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà.

Đặc biệt, không chữa theo mẹo dân gian, không cho trẻ cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật trôi xuống vì điều này có thể làm tổn thương thêm đường tiêu hóa và khiến bệnh thêm phức tạp.

Khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu luôn là điểm đến tin cậy của bạn.

Hãy nhấc máy và liên hệ với chúng tôi khi cần: 1800.888.989 ( MIỄN PHÍ )

Nguyễn Mai.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện