Điều Dưỡng Dụng Cụ Phòng Mổ – Nghề Ít Người Biết Đến

Nếu như điều dưỡng gây mê là cánh tay phải của bác sĩ gây mê hồi sức thì điều dưỡng dụng cụ (hay dụng cụ viên) phòng mổ lại là cánh tay đắc lực của phẫu thuật viên trong thực hiện các ca phẫu thuật. Phía sau sự thành công của phẫu thuật viên luôn có bóng dáng của dụng cụ viên phòng mổ.

Vai trò của điều dưỡng dụng cụ

Muốn trở thành một điều dưỡng dụng cụ phòng mổ, ngoài những kiến thức vững chắc trong nghề dụng cụ viên cần phải rèn luyện cho mình đức tính tỉ mẩn. Với những ca mổ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ và những ca mổ khó thì cần nhất ở dụng cụ viên phòng mổ là sự tỉnh táo, dẻo dai chịu đựng được áp lực cao. Dụng cụ viên phòng mổ là người hợp tác với bác sĩ mổ trực tiếp nên họ phải nắm được quy trình mổ và dụng cụ sử dụng khi mổ. Bên cạnh đó họ cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới từ các bệnh viện tuyến trung ương.

điều dưỡng dụng cụ
Điều dưỡng dụng cụ – Cánh tay đắc lực của phẫu thuật viên

Cũng như các điều dưỡng khác trong bệnh viện, một ngày làm việc của điều dưỡng dụng cụ phòng mổ bắt đầu là cuộc họp giao ban buổi sáng để sắp xếp và nhận phân công nhiệm vụ từ lãnh đạo khoa. Điểm khác biệt chính là tính chất đặc thù công việc:

  • Hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật viên chính và phụ mổ trong việc thực hiện công tác vô khuẩn trước khi thực hiện mổ như rửa vệ sinh tay, mặc áo vô khuẩn, mang găng tay vô khuẩn, khẩu trang và mũ vô khuẩn,…
  • Sử dụng vải che giới hạn vùng mổ, che bàn tiếp công cụ, xếp các dụng cụ cần thiết trên bàn dụng cụ
  • Nắm chắc các bước trong ca mổ, sử dụng nhuần nhuyễn các dụng cụ mổ, thực hiện việc mổ nhịp nhàng cùng với phẫu thuật viên
  • Sau khi mổ xong, vệ sinh các dụng cụ mổ và sắp xếp theo trình tự để chuẩn bị cho các ca phẫu thuật tiếp theo.

Điều dưỡng dụng cụ - Cánh tay đắc lực của phẫu thuật viên

Điều dưỡng dụng cụ – Nghề ít người biết đến

Hiện tại, Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mỗi ngày tiếp nhận trung bình 60 – 70 ca phẫu thuật. Cường độ liên tục, nhiều áp lực nhưng đó là đặc thù công việc bởi vậy những điều dưỡng dụng cụ phòng mổ luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần làm nên sự thành công của mỗi ca mổ.

Điều dưỡng tiêu biểu tại Khoa Gây mê hồi sức
Đội ngũ điều dưỡng Khoa Gây mê hồi sức

Nghề điều dưỡng nói chung, điều dưỡng dụng cụ nói riêng ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và được đánh giá cao trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính vì vậy, hàng ngày, hàng giờ họ vẫn luôn tận tâm, tận tụy với nghề, tiếp tục cố gắng và nỗ lực hết mình với công việc.

Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ – Nơi người bệnh đặt trọn niềm tin trong từng ca mổ. Với phương châm “ Bệnh viện chính là nhà, bệnh nhân chính là người thân” cùng đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, hệ thống trang thiết bị hiện đại, Khoa Gây mê hồi sức sẽ là mang lại cảm giác an toàn và thoải mái nhất cho bệnh nhân trong từng ca mổ.

Hãy tin ở chúng tôi !

Điều dưỡng Nguyễn Thị Bích Ngọc – Khoa Gây mê hồi sức

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật