Ho kéo dài sau Covid-19, các biện pháp xử trí như thế nào?

70% những người có triệu chứng COVID-19 là ho khan. Nhiều người dù đã âm tính nhưng vẫn ho kéo dài. Tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Artboard 8 2

1. Ho khan

Có thể vẫn còn virus chưa hết hẳn, hoặc nhiễm virus đường hô hấp khác. Hoặc ho do dị ứng, do khói thuốc, hóa chất…

Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế + thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (theralene hoặc benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự).

Một số trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị COVID-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều… có thể gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Trường hợp này cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

2. Ho có đờm

Có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám bác sĩ để dùng kháng sinh + long đờm (thường dùng loại ambroxol)

Có thể do các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản… Khi đó cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để.

3. Ho do nấm đường hô hấp

Việc dùng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch… có thể khiến một số loại nấm phát triển, dù bình thường không gây bệnh.

Nếu dùng các biện pháp điều trị ở trên mà vẫn ho kéo dài thì cần nghĩ đến nhiễm nấm. Do đó, cần được thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị ho do COVID-19 khi không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện