NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT VỂ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 đối với phụ nữ trên toàn thế giới, nhưng theo thời gian, nó trở thành một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa nhất. Vậy nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ khi nào và thực hiện ra sao, hãy cùng đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tìm hiểu và tư vấn.

05052022 tam soat k ctc 01

Tầm soát ung thư cổ tử cung – Chìa khóa vàng trong chẩn đoán và điều trị

  1. Ung thư cổ tử cung là gì?

      Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Cổ tử cung bình thường sẽ có màu hồng khỏe mạnh với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Các tế bào trụ liên kết hình thành nên ống cổ tử cung. Khu vực giao nhau của ống và cổ tử cung được gọi là khu chuyển đổi, đây là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất.

      Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm phần lớn (80-90%) trong số các dạng ung thư cổ tử cung. Dạng ung thư cổ tử cung phổ biến thứ hai là ung thư tế bào tuyến, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung. Mặc dù ít phổ biến hơn ung thư biểu mô tế bào vảy nhưng hiện nay tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến ở phụ nữ trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng.

     Mặc dù vậy nhưng hầu hết các ung thư cổ tử cung xuất phát từ các tổn thương tiền ung thư trước đó nên hoàn toàn có thể phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư bằng phương pháp xét nghiệm phết tế bào học.

  1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

  • Nhiễm virus HPV (chủ yếu liên quan đến HPV 16 và HPV 18)
  • Viêm cổ tử cung
  • Suy giảm miễn dịch
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Thuốc lá (20 năm)
  • Sử dụng thuốc tránh thai sai cách
  1. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

  • Tế bào học cổ tử cung bất thường ở bệnh nhân không có triệu chứng
  • Chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đau, các triệu chứng tiết niệu
  • Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân

     4. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

4.1 . Phương pháp phết tế bào học papanicolaou, gọi tắt là phết Pap (pap smears)

05052022 tam soat k ctc 02

Quá trình thực hiện phương pháp xét nghiệm Pap

  • Dùng que gỗ, que chải hoặc chổi quét thu thập tế bào cổ tử cung
  • Phết một lớp mỏng tế bào lên lam kính
  • Cố định tế bào và nhuộm bằng phương pháp papanicolaou
  • Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học

4.2 Phương pháp xét nghiệm Thinprep:

Là kỹ thuật tế bào học trong chất lỏng, được cải tiến từ xét nghiệm pap smear

05052022 tam soat k ctc 0305052022 tam soat k ctc 04

Quá trình thực hiện phương pháp xét nghiệm Thinprep

  • Dùng chổi quét để thu thập tế bào cổ tử cung
  • Nhúng chổi quét trong lọ đựng dung dịch bảo quản thinprep (dung dịch bảo quản có tác dụng cố định tế bào, làm tan hồng cầu, chất nhầy, ức chế sự hình thành sợi fibrin, ngăn sự kết đám tế bào)
  • Xử lý bằng máy thinprep để làm tiêu bản tự động, tế bào được trải thành một lớp mỏng trên lam kính
  • Lấy tiêu bản đã cố định ra khỏi máy và nhuộm papanicolaou
  • Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học
Pap smear Thinprep
Ưu điểm – Chi phí thấp

– Đơn giản, nhanh chóng

– Không yêu cầu thiết bị hiện đại

 

– Chuyển được hết tế bào trên chổi quét→ giảm nguy cơ bỏ sót

– Không bị che khuất bởi hồng cầu, bạch cầu, chất nhầy, chất hoại tử→ giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả

Nhược điểm – Độ nhạy thấp

– Phiến đồ dày, bị che lấp bởi hồng cầu, bạch cầu, chất nhầy, chất hoại tử → nguy cơ âm tính giả cao

– Chi phí cao gấp 5-10 lần pap smear

– Yêu cầu trang thiết bị hiện đại

05052022 tam soat k ctc 05

A:Tế bào bị che khuất bởi hồng cầu trong Pap smear

B: Tế bào hiện rõ, nền không còn hồng cầu trong xét nghiệm Thinprep

  1. Độ tuổi cần xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung?

    Chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phết pap được áp dụng cho mọi phụ  nữ trong độ tuổi 21-65 theo lịch trình:

  • <21 không thực hiện tầm soát
  • 21-29 phết pap 3 năm/ lần
  • 30-65 : -nếu HPV âm tính 3 năm/lần và thực hiện đồng thời HPV 5 năm/lần

                     -nếu HPV dương tính thực hiện đồng thời phết pap và HPV hằng năm

  • >65 ngưng tầm soát
  1. Những lưu ý khi làm xét nghiệm:

  • Thời điểm tầm soát tốt nhất là 5 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh
  • Không thụt rửa âm đạo 2-3 ngày trước khi tầm soát
  • Không quan hệ tình dục 2 ngày trước khi tầm soát
  • Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ
  • Kết quả có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả vì vậy nếu xét nghiệm dương tính hoặc kết quả âm tính trên những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thì nên tiến hành thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác.

Bs. Bùi Thị Hương – Khoa giải phẫu bệnh, tầng 10 nhà C, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện