4 nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em mà bạn cần biết

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là một có thể dẫn đến nhiều biến chứng điển hình còi thấp, chậm phát triển ở trẻ em Sự thiếu hụt chất sắt trong máu ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu và lượng Hemoglobin thấp không cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các bộ phận trong cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy, việc phát hiện những dấu hiệu thiếu máu là cần thiết và kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu thiếu sắt?

Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt là dấu hiệu nổi bật.

Các triệu chứng kèm theo tuỳ mức độ nặng của bệnh:

Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, nhanh mệt khi vận động, kém ăn, ăn không ngon miệng.

Chậm tăng cân

Hay bị rối loạn tiêu hoá.

Giảm chức năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Móng bẹt, dễ gãy, móng tay móng chân nhợt nhạt, có khía .

Tim đập nhanh

Hình 1: Hình ảnh so sánh lòng bàn tay giữa người thiếu máu và người bình thường
Hình 1: Hình ảnh so sánh lòng bàn tay giữa người thiếu máu và người bình thường

 

4 nhóm nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt

+ Việc trẻ uống quá nhiều sữa khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn. Thường những trẻ này sẽ bị bố mẹ ép ăn hoặc phải xem TV, Ipad, điện thoại…. mới ăn gây ra sợ ăn, mất cảm giác ngon miệng. Và một trong những sai lầm của bố mẹ là cho con uống sữa thay bữa ăn chính, điều đó khiến trẻ

Thiếu thức ăn nguồn gốc động vật

Ăn bột nhiều và kéo dài (vì trong bột có chất acid phytic và các phosphat gây giảm hấp thu sắt ( Fe).

Trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh đôi: lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít.

Do hấp thu sắt kém: Các bệnh lí của đường tiêu hoá.

Giảm độ toan dạ dày;

Ỉa chảy kéo dài;

Hội chứng kém hấp thụ;

Dị dạng dạ dày ruột.

Mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ, mạn tính:

Đường tiêu hoá: giun móc, loét dạ dày tá tràng, Polyp ruột.

Chảy máu cam.

Đường sinh dục tiết niệu.

Nhu cầu sắt cao

Giai đoạn cơ thể lớn nhanh;

Trẻ đẻ non;

Tuổi dậy thì;

Tuổi hành kinh.

3. Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán thiếu máu 

Tổng phân tích tế bào máu;

Nồng độ Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh;

Transferrin

Và một số xét nghiệm khác tìm nguyên nhân gây bệnh Thiếu máu thiếu sắt.

Khi nguyên nhân thiếu máu không rõ ràng, trẻ có thể được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu theo tư vấn của các bác sĩ huyết học.

4. Điều trị thiếu máu thiếu sắt

Chủ yếu là giải quyết nguyên nhân, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn bổ sung sắt

+ Bổ sung sắt bằng đường uống

3-5 mg sắt nguyên tố/ kg/ngày. Thường dùng dạng kết hợp với acid folic.

Uống khi bụng đói, có thể uống trong bữa ăn trong trường hợp gây khó chịu cho dạ dày

Thời gian sử dụng 3-6 tháng;

Bổ sung vitamin C hoặc uống nước cam để tăng hấp thu sắt.

Tác dụng phụ có thể xảy ra do sắt uống như khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và phân sẫm màu.

+ Điều trị nguyên nhân

Cần chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt tránh gây thiếu sắt tái phát.

+ Truyền máu: Hạn chế truyền máu (chỉ truyền khi thật sự cần thiết)

Hình 2: Vai trò của thiếu máu do thiếu sắt
Hình 2: Vai trò của thiếu máu do thiếu sắt

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ

Trung tâm Huyết học truyền máu –  Đơn vị Huyết học lâm sàng

Tầng 8 nhà C – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Số điện thoại của đơn vị  0865858667

Hoặc Tổng đài Chăm sóc khách hàng (24/7): 1800.888.98

Khoa Huyết học Lâm sàng – Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ, sẽ giúp quý phụ huynh giải đáp mọi thắc mắc về bệnh lý Thiếu máu do thiếu sắt.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện