Máu tụ dưới màng cứng mạn tính

Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính, rất nhiều trường hợp là người cao tuổi. Một số trường hợp có cơ chế chấn thương trước đó trong khi một số khác không có cơ chế chấn thương rõ ràng. Đây là những ca bệnh khó, đòi hỏi phải khai thác kỹ bệnh sử, khám lâm sàng kỹ và chụp cắt lớp vi tính để xác định chẩn đoán.

Điển hình là trường hợp người bệnh Nguyễn Thị H  83 tuổi, vào viện ngày 21/6/2022 với triệu chứng đau đầu liên tục đau đầu kéo dài nhiều ngày nay, kèm theo nhức mắt phải, nhìn mờ, cơn đau ngày càng tăng, mệt mỏi, ăn uống kém, chóng mặt. Sau khi được khám lâm sàng nghi có tổn thương sọ não, người bệnh được chụp cắt lớp vi tính sọ não phát hiện khối máu tụ dưới màng cứng lớn bên trái, người bệnh đã được phẫu thuật lấy máu tụ. Sau phẫu thuật người bệnh hết đau đầu, toàn trạng ổn định và được cho ra viện.

Máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái trước mổ
Máu tụ màng cứng bán cầu trái trước mổ
Máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái sau mổ
Máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái sau mổ

1. Máu tụ dưới màng cứng là gì?

Máu tụ dưới màng cứng là khối máu đông hình thành trong khoang dưới màng cứng, khoang giữa màng cứng và màng nhện. Máu tụ dưới màng cứng thường do chấn thương đầu gây tổn thương các tĩnh mạch vỏ não.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu tụ dưới màng cứng

Triệu chứng của bệnh máu tụ dưới màng cứng phụ thuộc vào độ nặng của chấn thương và kích cỡ, cũng như vị trí của khối máu tụ. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc sau một vài tuần kể từ khi chấn thương đầu như:

  • Mất ý thức hoặc thay đổi mức độ tỉnh táo
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Mất khả năng định hướng
  • Mất trí nhớ
  • Co giật
  • Thở bất thường
  • Gặp vấn đề khi đi lại hoặc yếu một bên chi
Máu tụ dưới màng cứng
Máu tụ dưới màng cứng

3. Những người có nguy cơ cao bị máu tụ dưới màng cứng mãn tính là do:

Ở những người lớn tuổi các mạch máu trên vỏ não trở nên yếu hơn khiến chúng dễ bị tổn thương và gây chảy máu hơn. Mặt khác, càng lớn tuổi não bị sẽ teo nhỏ làm khoảng cách giữa nhu mô não và hộp sọ tăng lên, điều này làm căng các mạch máu và khi bị chấn thương ở đầu sẽ làm cho chúng dễ bị tổn thương và gây chảy máu.

Những người đang điều trị và sử dụng thuốc kháng đông cũng có nguy cơ làm tăng khả năng bị máu tụ dưới màng cứng sau chấn thương đầu do bị rối loạn chức năng đông máu.

Đối với người nghiện rượu, chức năng đông máu thường bị rối loạn, não teo nhanh và sớm hơn bình thường. Thêm vào đó, người nghiện rượu hay bị té ngã nên dễ bị chấn thương đầu nhiều hơn người bình thường. Do đó người nghiện rượu cũng làm tăng nguy cơ bị tụ máu dưới màng cứng mãn tính.

Người cao tuổi cần phòng bệnh bằng cách đi lại cẩn thận, tránh nguy cơ té ngã gây chấn thương vùng đầu. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông nên đi khám và làm các xét nghiệm máu kiểm tra định kỳ để kiểm soát việc dùng đúng liều, lượng thuốc. Những người nghiện rượu nên tìm phương án trợ giúp ở những trung tâm tư vấn cai rượu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và có chất lượng cuộc sống tốt. Người có những nguy cơ cao nên đi khám bệnh tại các tuyến bệnh viện có chuyên khoa khi có những chấn thương về đầu dù nhẹ, để có thể được phát hiện kịp thời.

Để khám và tư vấn các bệnh lý về sọ não – cột sống xin liên hệ

Khoa Ngoại thần kinh: 0210.6254.130 hoặc tổng đài : 1800.888.989

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện